1. Búng đồng xu cho nó trượt trên mặt bàn đã làm thay đổi chuyển động của đồng xu (từ đứng yên sang chuyển động). Lực của tay tác dụng vào đồng xu là lực tiếp xúc.
2. Ấn mạnh một bàn chân xuống sàn nhà thì bàn chân bị thay đổi hình dạng. Lực sàn nhà tác dụng vào bàn chân là lực tiếp xúc.
3. a) Thả quả bóng cao su ra thì chuyển động quả bóng thay đổi (từ đứng yên sang chuyển động) do lực hút của Trái Đất. Lực Trái Đất hút bóng là lực không tiếp xúc.
b) Khi bóng đang rơi cũng do lực hút Trái Đất, nên tốc độ rơi tăng dần. Lực Trái Đất hút bóng là lực không tiếp xúc.
c) Khi bóng chạm sàn nhà, lực của sàn nhà tác dụng lên bóng làm bóng thay đỏi hình dạng (biến dạng), đong thời đẩy bóng nảy lên. Lực của sàn nhà tác dụng lên bóng là lực tiếp xúc.
d) Khi bóng nảy lên, lực hút của Trái Đất làm bóng chuyển động chậm dần (thay đổi chuyển động). Lực Trái Đất hút bóng là lực không tiếp xúc.
4) Thước sau khi cọ xát sẽ hút các mẩu giấy, lực này là lực không tiếp xúc.