Từ “lực” trong câu nào dưới đây chỉ sự kéo hoặc đẩyCâu 1: Từ “lực” trong câu nào dưới đây chỉ sự kéo hoặc đẩy? A. Lực bất tòng tâm. B. Lực lượng vũ trang cách mạng là vô địch. C. Học lực của bạn Xuân rất tốt. D. Bạn học sinh quá yếu, không đủ lực nâng nổi một đầu bàn học. Câu 2: Khi bắn cung, lực do dây cung tác dụng làm cho mũi tên bay vút ra xa là lực gì? A. Lực hút. B. Lực ép. C. Lực kéo. D. Lực đẩy. Câu 3: Lực nào sau đây không phải là lực ma sát? A. Lực của dây cung tác dụng lên mũi tên khi bắn B. Lực xuất hiện khi lốp xe đạp lăn trên mặt đường C. Lực xuất hiện khi bánh xe trượt trên mặt đường D. Lực xuất hiện khi các chi tiết máy cọ xát với nhau. Câu 4: Khi xe đang chuyển động, muốn xe đứng lại, người ta dùng phanh xe để: A. tăng ma sát nghỉ B. tăng ma sát trượt C. tăng quán tính D. tăng ma sát lăn Câu 5: Một ô tô đang chuyển động trên mặt đường, lực tương tác giữa bánh xe với mặt đường là: A. lực ma sát trượt B. lực ma sát nghỉ C. lực ma sát lăn D. lực quán tính Câu 6: Độ lớn lực hấp dẫn phục thuộc vào: A. khối lượng của các vật B. kích thước của các vật C. chiều dài của vật D. chiều cao của vật Câu 7: Trường hợp nào sau đây liên quan đến lực không tiếp xúc? A. Vận động viên nâng tạ. B. Người dọn hàng đầy thùng hàng trên sân. C. Giọt mưa đang rơi. D. Bạn Na đóng đinh vào tường. Câu 8: Một lò xo xoắn có độ dài ban đầu là 10cm. Khi treo một quả cân thì độ dài của lò xo là 12cm. Nếu treo hai quả cân như thế thì lò xo bị dãn ra so với ban đầu một đoạn là: A. 4cm B. 6cm C. 24cm D. 26cm Câu 9: Chiều dài ban đầu của lò xo là 27cm, khi ta tác dụng lên lò xo một lực thì chiều dài của nó là 25 cm. Cho biết lò xo bị dãn hay bị nén và dãn hay nén một đoạn bao nhiêu? A. lò xo bị nén 2cm. B. lò xo bị dãn 2 cm. C. lò xo bị dãn 7cm. D. lò xo bị nén 7cm. Câu 10: Tại sao phanh gấp, lốp xe ô tô để lại một vệt đen dài trên đường nhựa? A. do ma sát giữa lốp xe mà mặt đường lớn. B. do lực hút của mặt đường. C. do ma sát giữa lốp xe và mặt đường lớn làm cho cao su nóng lên, mềm ra và dính vào mặt đường. D. do cao su nóng lên . Câu 11: Khi bắn cung, mũi tên nhận được năng lượng và bay đi. Mũi tên có năng lượng ở dạng nào sau đây? A. Mũi tên có động năng. B. Mũi tên có thế năng hấp dẫn. C. Mũi tên có thế năng đàn hồi. D. Mũi tên vừa có động năng vừa có thế năng hấp dẫn. Câu 12: Năng lượng tích trữ bên trong một lò xo đang bị nén tồn tại ở dạng nào? A. nhiệt năng B. động năng C. thế năng đàn hồi D. thế năng hấp dẫn Câu 13: Trong quá trình rơi của đinh sắt, thế năng của nó đã biến thành dạng năng lượng chủ yếu nào? A. nhiệt năng B. động năng C. thế năng D. quang năng Câu 14: Trong những dạng năng lượng sau đây, dạng nào không phải là dạng năng lượng tái tạo? A. Năng lượng địa nhiệt B. Năng lượng từ than đá C. Năng lượng sinh khối D. Năng lượng từ gió Câu 15: Dụng cụ nào sau đây hoạt động bằng năng lượng lấy từ nguồn năng lượng tái tạo ? A. Bóng điện B. xe máy C. ô tô D. đèn dầu Câu 16: Trong nồi cơm điện, năng lượng nào đã được chuyển hóa thành nhiệt năng? A. Cơ năng B. Điện năng C. Hóa năng D. Quang năng Câu 17: Năng lượng hao phí thường xuất hiện dưới dạng: A. động năng B. thế năng C. nhiệt năng D. hóa năng Câu 18: Khi dùng bàn là để làm phẳng quần áo thì năng lượng điện chủ yếu chuyển hóa thành A. năng lượng hóa học. B. năng lượng nhiệt. C. năng lượng ánh sáng. D. năng lượng âm thanh. Câu 19: Những biện pháp dưới đây: a. sử dụng ánh nắng mặt trời để làm khô quần áo ướt thay vì dùng máy sấy khô quần áo b. dùng đèn LED để thắp sáng thay thế đèn huỳnh quang hoặc đèn sợi đốt c. tận dụng ánh sáng tự nhiên thay vì dùng đèn thắp sáng vào ban ngày d. bật tivi xem cả ngày e. tắt vòi nước trong khi đánh răng g. đổ thật nhiều nước khi luộc thực phẩm Biện pháp nào giúp tiết kiệm năng lượng? A. a, b, c, d B. a, b, c C. a, b, c, g D. a, b, c, e Câu 20: Người ta sử dụng các tuabin gió hoạt động để sản xuất điện Năng lượng gió chuyển thành năng lượng có ích là: A. năng lượng điện B. năng lượng nhiệt C. năng lượng ánh sáng D. thế năng Câu 21: Đơn vị của lực là gì? A. Niuton (N) B. Kilogam (kg) C. Lít (l) D. Mét (m) Câu 22: Một bạn chơi trò nhảy dây. Bạn đó nhảy lên được là do: A. lực của chân đẩy bạn đó nhảy lên. B. lực của đất tác dụng lên chân bạn đó. C. chân bạn đó tiếp xúc với đất. D. lực của đất tác dụng lên dây Câu 23: Lực ma sát là lực: A. lực không tiếp xúc B. lực tiếp xúc C. lực đẩy D. lực hút Câu 24: Mặt lốp ô tô, xe máy, xe đạp có khía rãnh để: A. tăng ma sát B. giảm ma sát C. tăng quán tính D. giảm quán tính Câu 25: Lực ma sát nghỉ là: A. lực xuất hiện khi vật trượt trên bề mặt của vật khác B. lực giữ cho vật đứng yên ngay cả khi nó bị kéo hoặc đẩy C. lực xuất hiện khi vật lăn trên bề mặt của vật khác D. cả 3 đáp án trên đều đúng Câu 26: Trái Đất hút quả táo thì quả táo có hút Trái Đất không? Nếu có thì lực này gọi là gì? A. có, lực đẩy B. không, lực đẩy C. có, lực hấp dẫn D. không, lực hấp dẫn Câu 27: Trường hợp nào sau đây liên quan đến lực tiếp xúc? A. Một hành tinh trong chuyển động xung quanh một ngôi sao. B. Một vận động viên nhảy dù rơi trên không trung. C. Thủ môn bắt được bóng trước khung thành. D. Quả táo rơi từ trên cây xuống. Câu 28: Một lò xo xoắn có độ dài ban đầu là 20cm. Khi treo một quả cân thì độ dài của lò xo là 22cm. Nếu treo ba quả cân như thế thì lò xo bị dãn ra so với ban đầu một đoạn là: A. 4cm B. 6cm C. 24cm D. 26cm Câu 29: Chiều dài ban đầu của lò xo là 25cm, khi ta tác dụng lên lò xo một lực thì chiều dài của nó là 27 cm. Cho biết lò xo bị dãn hay bị nén và dãn hay nén một đoạn bao nhiêu? A. lò xo bị nén 2cm B. lò xo bị dãn 2 cm C. lò xo bị dãn 7cm D. lò xo bị nén 7cm Câu 30: Bạn An đưa một vật nặng hình trụ lên cao bằng hai cách + Cách 1: lăn vật trên mặt phẳng nghiêng + Cách 2: kéo vật trượt trên mặt phẳng nghiêng Hỏi cách nào lực ma sát lớn hơn? A. cách 1 B. cách 2 C. cả 2 cách đều như nhau D. không thể so sánh được Câu 31: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: “Khi năng lượng…. thì lực tác dụng có thể….” A. càng nhiều, càng yếu B. càng ít, càng mạnh C. càng nhiều, càng mạnh D. tăng, giảm A. năng lượng do vật chuyển độ |