Phát biểu nào sau đây về ếch đồng là saiCâu 1. Phát biểu nào sau đây về ếch đồng là sai? A. Là động vật biến nhiệt. B. Thường ẩn mình trong hang vào mùa đông. C. Thường bắt gặp được ở những nơi khô cằn. D. Thức ăn thường là sâu bọ, cua, cá con, giun, ốc, … Câu 2: Phát biểu nào dưới đây về thỏ là sai? A. Con đực có hai cơ quan giao phối. B. Ăn thức ăn bằng cách gặm nhấm. C. Có tập tính đào hang, ẩn náu trong hang để lẩn trốn kẻ thù. D. Là động vật hằng nhiệt. Câu 3: Hiện tượng thai sinh là? A. Hiện tượng đẻ con có nhau thai. B. Hiện tượng đẻ trứng có nhau thai. C. Hiện tượng đẻ trứng có dây rốn. D. Hiện tượng đẻ con có dây rốn. .Câu 4. Nhóm động vật nào sau đây thuộc lớp lưỡng cư? A. Ếch giun, cóc nhà, thằn lằn. B. Cá cóc tam đảo, ếch giun, cóc nhà. D. Cá cóc tam đảo, cá chép, ễnh ương. Câu 5: Loài nào sau đây thuộc lớp lưỡng cư ? A .Cá chép B. Cá đuối C.Cá cóc D. Cá voi Câu 6. Phát biểu nào sau đây về thằn lằn bóng đuôi dài là đúng? A. Không có mi mắt thứ ba; B. Không có đuôi; C. Da khô, có vảy sừng bao bọc; D. Vành tai lớn. Câu 7. Trứng của thằn lằn bóng đuôi dài được thụ tinh ở: A. Trong cát; B. Trong nước; C. Trong buồng trứng của con cái; D. Trong ống dẫn trứng của con cái. Câu 8. Yếu tố nào dưới đây giúp thằn lằn bóng đuôi dài bảo vệ mắt, giữ nước mắt để màng mắt không bị khô? A. Mắt có mi cử động, có nước mắt. B. Màng nhĩ nằm trong một hốc nhỏ bên đầu. C. Da khô và có vảy sừng bao bọc. D. Bàn chân có móng vuốt. Câu 9. Ở chim bồ câu, tuyến ngoại tiết nào có vai trò giúp chim có bộ lông mượt và không thấm nước? A. Tuyến phao câu. B. Tuyến mồ hôi dưới da. C. Tuyến sữa. D. Tuyến nước bọt. Câu 10: Vai trò của chi trước ở thỏ là: A. Thăm dò môi trường. B. Định hướng âm thanh, phát hiện kẻ thù. C. Đào hang và di chuyển. D. Bật nhảy xa. Câu 11: Cơ thể thỏ được phủ bằng bộ lông dày, xốp gồm những sợi lông mảnh khô bằng chất sừng được gọi là: A. Lông vũ. B. Lông mao. C. Lông tơ. D. Lông ống. Câu 12: Trong các giác quan sau ở thỏ, giác quan nào không nhạy bén bằng các giác quan còn lại? A. Thị giác. B. Thính giác. C. Khứu giác. D. Xúc giác. Câu 13: Thức ăn của cá voi xanh là gì? A. Tôm, cá và các động vật nhỏ khác. B. Rong, rêu và các thực vật thủy sinh khác. C. Phân của các loài động vật thủy sinh. D. Các loài sinh vật lớn. Câu 14: Phát biểu nào dưới đây về đặc điểm của bộ Dơi là sai? A. Có đuôi B. Không có xương ngón tay C. Lông mao thưa, mềm mại D. Chi trước biến đổi thành cánh da. Câu 15. Cá sấu thường sống dưới nước, chúng di chuyển trong nước nhanh hơn ở cạn, tuy nhiên khi chúng ở dưới nước một thời gian chúng lại lên bờ phơi nắng, ý nghĩa tập tính này là: a. Trong nước cá sấu có nhiều kẻ thù, chúng di chuyển nhanh để trốn kẻ thù đang rình rập chúng. Câu 16. Để thích nghi với tập tính rình mồi, mèo phải có những đặc điểm nào sau đây? a. Các răng sắc, nhọn, răng cửa dài ra liên tục. Câu 17. Đặc điểm nào sau đây giúp đầu chim nhẹ: a. Mỏ sừng, hộp sọ hẹp. Câu 18. Chi sau của chim bồ câu có đặc điểm là: a. Có 5 ngón, 2 ngón trước, 3 ngón sau. Câu 19 Đại diện bò sát thuộc bộ có vảy là: A. Thằn lằn bóng B. Thằn lằn bóng, cá sấu. C. Rùa núi vàng, D. Ba ba, thằn lằn bóng. Câu 20: Thú móng guốc được xếp vào bộ guốc chẵn là: a. Lợn, bò. b. Bò, ngựa. c. Hươu, tê giác. d. Voi, hươu. |