Câu chuyện sử dụng phương thức biểu đạt chính làHOA HỒNG TẶNG MẸ “Anh dừng lại mua hoa để gửi hoa tặng mẹ qua đường bưu điện nhân ngày 8/3. Mẹ anh sống cách chỗ anh ở khoảng 300km. Khi bước ra khỏi xe, anh thấy một bé gái đang đứng khóc bên vỉa hè. Anh đến và hỏi nó sao lại khóc. – Cháu muốn mua một bông hoa hồng để tặng mẹ cháu – nó nức nở – nhưng cháu chỉ có 75 xu trong khi giá bán hoa hồng đến 20 đôla. Anh mỉm cười và nói với nó: – Đến đây chú sẽ mua cho cháu. Anh liền mua cho cô bé và đặt một bó hồng gửi cho mẹ anh. Xong xuôi, anh hỏi cô bé có cần đi nhờ xe về nhà không. Nó vui mừng nhìn anh trả lời: – Dạ, chú cho cháu đi nhờ đến nhà mẹ cháu. Nó chỉ đường cho anh lái xe đến một nghĩa trang, nơi có phần mộ vừa mới đắp. Nó chỉ vào ngôi mộ và nói: – Đây là nhà của mẹ cháu. Nói xong, nó ân cần đặt bông hoa hồng lên mộ. Tức thì anh quay lại tiệm bán hoa hủy bỏ dịch vụ gửi hoa và mua một bó hoa hồng thật đẹp. Suốt đêm đó anh đã lái xe một mạch 300 km về nhà để trao tận tay mẹ bó hoa.” (Quà tặng cuộc sống) Câu 1: Câu chuyện có mấy nhân vật? A. 1 nhân vật. B. 2 nhân vật. C. 3 nhân vật. D. 4 nhân vật. Câu 2: Câu chuyện sử dụng phương thức biểu đạt chính là? A. Tự sự. B. Miêu tả. C. Biểu cảm. D. Nghị luận. Câu 3: Truyện được kể theo ngôi thứ mấy A. Ngôi thứ nhất. B. Ngôi thứ hai. C. Ngôi thứ ba. D. Không sử dụng ngôi kể Câu 4: Ai là người con hiếu thảo? A. Anh thanh niên. B. Em bé. C. Anh thanh niên và em bé. D. Không có ai là người con hiếu thảo. Câu 5: Nội dung chính của câu chuyện là: A. Ca ngợi lòng hiếu thảo. B. Bài học về cách ứng xử với đấng sinh thành trong cuộc sống. C. Ngợi ca lòng hiếu thảo của cô bé mồ côi và rút ra bài học cho anh thanh niên và mọi người. D. Kể chuyện anh thanh niên giúp cô bé. Câu 6: Tại sao người thanh niên lại hủy điện hoa để cả đêm lái xe về trao tận tay mẹ bó hoa? A. Anh được đánh thức bởi hành động cảm động của cô bé. B. Anh hiểu ra rằng bó hoa không đem lại hạnh phúc và niềm vui cho mẹ bằng việc anh xuất hiện C. Món quà ý nghĩa nhất đối với người mẹ là thấy anh mạnh khỏe, an toàn. D. Tất cả các đáp án trên Câu 7: Thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm qua câu chuyện là gì? A. Cần yêu thương trân trọng đấng sinh thành, nhất là người mẹ đã chịu nhiều vất vả, hi sinh. B. Trao và tặng là cần thiết nhưng trao và tặng như thế nào mới là ý nghĩa là điều mà không phải ai cũng làm được. C. Cả A và B đều đúng. D. Cả A và B đều sai. Câu 8: Nhận xét từ “hoa hồng” trong câu “Cháu muốn mua một bông hoa hồng để tặng mẹ cháu” với từ “hoa hồng” trong câu “Khi giúp bán ngôi nhà này, anh ta được rất nhiều hoa hồng”? A. Là từ nhiều nghĩa. B. Là từ đồng âm. C. Là từ trái nghĩa. D. Là từ đồng nghĩa. Câu 9: Đọc câu chuyện trên em nghĩ đến câu tục ngữ, ca dao nào? A. Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con. B. Một cây làm chẳng lên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. C. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ. D. Chị ngã em nâng. Câu 10: Nhân vật trong truyện không được xây dựng bằng yếu tố nào? A. Lời nói. B. Hành động. C. Ngoại hình. D. Ý nghĩ. Câu 11: Xác định lời của nhân vật trong đoạn sau:”Nó chỉ đường cho anh lái xe đến một nghĩa trang, nơi có phần mộ vừa mới đắp. Nó chỉ vào ngôi mộ và nói: – Đây là nhà của mẹ cháu.” A. Nó chỉ đường cho anh lái xe đến một nghĩa trang, nơi có phần mộ vừa mới đắp. B. Nó chỉ vào ngôi mộ và nói: C. – Đây là nhà của mẹ cháu. D. Không có lời của nhân vật. Câu 12: Xác định lời của người kể chuyện trong đoạn sau:”Nó chỉ đường cho anh lái xe đến một nghĩa trang, nơi có phần mộ vừa mới đắp. Nó chỉ vào ngôi mộ và nói: – Đây là nhà của mẹ cháu.” A. Nó chỉ đường cho anh lái xe đến một nghĩa trang, nơi có phần mộ vừa mới đắp. B. Nó chỉ vào ngôi mộ và nói: C. – Đây là nhà của mẹ cháu. D. Nó chỉ đường cho anh lái xe đến một nghĩa trang, nơi có phần mộ vừa mới đắp. Nó chỉ vào ngôi mộ và nói: Câu 13: Từ ngữ nào trong các câu sau chỉ suy nghĩ của nhân vật: “Nó vui mừng nhìn anh trả lời: – Dạ, chú cho cháu đi nhờ đến nhà mẹ cháu.” A. Nó B. Vui mừng. C. Nhìn anh trả lời. D. – Dạ, chú cho cháu đi nhờ đến nhà mẹ cháu. Câu 14: Nhận xét từ “đi” trong câu “– Dạ, chú cho cháu đi nhờ đến nhà mẹ cháu.” với từ “đi” trong câu “Em đi bộ đến trường”? A. Là từ nhiều nghĩa. B. Là từ đồng âm. C. Là từ trái nghĩa. D. Là từ đồng nghĩa. Câu 15: Từ ngữ nào trong các câu sau chỉ hành động của nhân vật: “Nó vui mừng nhìn anh trả lời: – Dạ, chú cho cháu đi nhờ đến nhà mẹ cháu.” A. Nó B. Vui mừng. C. Nhìn anh trả lời. D. – Dạ, chú cho cháu đi nhờ đến nhà mẹ cháu. Câu 16: Xác định lời nói của nhân vật trong các câu sau: “Nó vui mừng nhìn anh trả lời: – Dạ, chú cho cháu đi nhờ đến nhà mẹ cháu.” A. Nó B. Vui mừng. C. Nhìn anh trả lời. D. – Dạ, chú cho cháu đi nhờ đến nhà mẹ cháu. Câu 17: Nêu công dụng của dấu ngoặc kép sau: Anh mỉm cười và nói với nó: “Đến đây chú sẽ mua cho cháu”. A. Dùng để đánh dấu cách hiểu một từ ngữ không theo lẽ thông thường. B. Dùng để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật. C. Dùng để đánh dấu các từ ngữ có hàm ý mỉa mai. D. Dùng để đánh dấu tên của các vở kịch, tác phẩm văn học, tờ báo, tập san… dẫn trong câu văn. Câu 18: Xác định lời của người kể chuyện trong những câu sau: “– Cháu muốn mua một bông hoa hồng để tặng mẹ cháu – nó nức nở – nhưng cháu chỉ có 75 xu trong khi giá bán hoa hồng đến 20 đôla.” A. – Cháu muốn mua một bông hoa hồng để tặng mẹ cháu B. - nó nức nở - C. nhưng cháu chỉ có 75 xu trong khi giá bán hoa hồng đến 20 đôla.” D. – Cháu muốn mua một bông hoa hồng để tặng mẹ cháu nhưng cháu chỉ có 75 xu trong khi giá bán hoa hồng đến 20 đôla. Câu 19: Xác định lời của nhân vật trong những câu sau: “– Cháu muốn mua một bông hoa hồng để tặng mẹ cháu – nó nức nở – nhưng cháu chỉ có 75 xu trong khi giá bán hoa hồng đến 20 đôla.” A. – Cháu muốn mua một bông hoa hồng để tặng mẹ cháu B. - nó nức nở - C. nhưng cháu chỉ có 75 xu trong khi giá bán hoa hồng đến 20 đôla.” D. – Cháu muốn mua một bông hoa hồng để tặng mẹ cháu nhưng cháu chỉ có 75 xu trong khi giá bán hoa hồng đến 20 đôla. Câu 20: Vì sao cô bé trong truyện lại khóc? A. Vì cô bé bị lạc đường. B. Vì cô bé không đủ tiền mua hoa tặng mẹ. C. Vì cô bé đang mệt. D. Vì cô bé đang buồn. |