1.21 Một điện tích điểm q = 2.10-7C di chuyển được đoạn đường d = 5cm dọc theo một đường sức của điện trường đều có cường độ điện trường E = 5000V/m. Công A của lực điện thực hiện trong quá trình di chuyển của điện tích q là:
A. 5.10-5J B. -5.10-5J C. 5.10-3J D. -5.10-3J
1.22 Hiệu điện thế giữa hai điểm M,N là UMN = 32V. Biết điện thế tại M là 48V, điện thế tại N là:
A. 80V. B. 0 V. C. 16V. D. 18 V.
1.23 Hai điểm M và N nằm trên cùng một đường sức của một điện trường đều có cường độ E, hiệu điện thế giữa M và N là UMN, khoảng cách MN = d. Công thức nào sau đây là không đúng?
A. UMN = VM – VN. B. UMN = E.d C. AMN = q.UMN D. E = UMN.d
1.24 Công của lực điện trường làm di chuyển một điện tích giữa hai điểm có hiệu điện thế U = 2000 (V) là A = 1 (J). Độ lớn của điện tích đó là
A. q = 2.10-4 (C). B. q = 2.10-4 (μC). C. q = 5.10-4 (C). D. q = 5.10-4 (μC).
1.25 Chọn đáp án đúng. Khi một điện tích q = -2C di chuyển từ điểm M đến điểm N trong điện trường thì lực điện sinh công A = -6J. Hỏi hiệu điện thế giữa M và N bằng bao nhiêu?
A. +12V B. -12V C. +3V D. -3V