Nhiệt lượng toả ra trên vật dẫn khi có dòng điện chạy qua2.8 Nhiệt lượng toả ra trên vật dẫn khi có dòng điện chạy qua: A. Tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn. B. Tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn. C. Tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn. D. Tỉ lệ nghịch với bình phương cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn. 2.9 Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Nhiệt lượng toả ra trên vật dẫn tỉ lệ thuận với điện trở của vật. B. Nhiệt lượng toả ra trên vật dẫn tỉ lệ thuận với thời gian dòng điện chạy qua vật. C. Nhiệt lượng toả ra trên vật dẫn tỉ lệ với bình phương cường độ dòng điện cạy qua vật. D. Nhiệt lượng toả ra trên vật dẫn tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn. 2.10 Công của nguồn điện được xác định theo công thức: A. A = E.I.t B. A = U.I.t C. A = E.I D. A = U.I 2.11 Công của dòng điện có đơn vị là: A. J/s B. kWh C. W D. kVA 2.12 Công suất của nguồn điện được xác định theo công thức: A. P = E.I.t B. P = U.I.t C. P = E.I D. P = U.I 2.13 Dụng cụ hay thiết bị điện nào sau đây biến đổi hoàn toàn điện năng thành nhiệt năng khi hoạt động? A. Quạt điện. B. Ấm điện. C. Acquy đang nạp điện. D. Bình điện phân. |