Năm 1777, phong trào Tây Sơn diễn ra sự kiện gì lớn?Câu 11. Năm 1777, phong trào Tây Sơn diễn ra sự kiện gì lớn? A. Nghĩa quân Tây Sơn hạ thành Quy Nhơn B. Nghĩa quân Tây Sơn chiếm vùng đất rộng lớn từ Quảng Nam đến Bình Thuận C. Nghĩa quân Tây Sơn bắt được chúa Nguyễn. Chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong bị lật đổ. D. Nghĩa quân Tây Sơn đánh bại quân Trịnh ở phía Bắc Câu 12. Căn cứ của cuộc khởi nghĩa chàng Lía ở đâu? A. Điện Biên (Lai Châu) B. Sơn La C. Ba Tơ (Quảng Ngãi) D. Truông Mây (Bình Định) Câu 13 "Nước Nam từ khi có đế có vương đến nay, chưa bao giờ ông vua nào luồn cúi đê hèn như vậy".Câu nói trên muốn nhắc đến vị vua nào? A. Lê Chiêu Thống B. Nguyễn Ánh C. Trịnh Sâm D. Lê Chiêu Tông Câu 14. Nguyễn Ánh đặt niên hiệu Gia Long, chọn Phú Xuân làm kinh đô vào A. năm 1802. B. năm 1803. C. năm 1804. D. năm 1805. Câu 15. Kinh đô của triều Nguyễn đặt ở đâu? A. Phủ Quy Nhơn B. Phú Xuân C. Đà Nẵng D. Gia Định Câu 16. Ý nghĩa chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút là A. trận thủy chiến lớn nhất trong lịch sử chông ngoại xâm của dân tộc ta. B. đập tan âm mưu xâm lược của phong kiến Xiêm. C. đập tan âm mưu xâm lược của quân Thanh. D. Ý đúng A và B. Câu 17. Vì sao vua Quang Trung quyết định tiêu diệt quân Thanh vào dịp tết Kỉ Dậu? A. thời điểm tinh thần binh sĩ lên cao B. thời điểm quân địch lơ là, chủ quan. C. thời điểm nhân dân Thăng Long đang ăn tết, dễ tập hợp lực lượng D. thời điểm Nguyễn Ánh chưa tấn công được vào Gia Định Câu 18. “…là một tài năng hiếm có, một nhà thơ Nôm châm biếm nổi tiếng. Thơ của bà đả kích sâu cay vua quan phong kiến, bênh vực quyền sống của người phụ nữ”. Bà là ai? A. Bà Huyện Thanh Quan. B. Đoàn Thị Điểm. C. Lê Ngọc Hân. D. Hồ Xuân Hương. Câu 19. Nguyễn Nhạc đối phó như thế nào khi phía Bắc là quân Trịnh, phía Nam là quân Nguyễn? A. Tạm hòa hoãn với quân Trịnh, dồn sức đánh Nguyễn. B. Tạm hòa hoãn với quân Nguyễn, dồn sức đánh Trịnh. C. Tạm hòa hoãn với cả Trịnh và Nguyễn để củng cố lực lượng. D. Chia lực lượng đánh cả Trịnh và Nguyễn. Câu 20. Đâu không phải là nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của phong trào nông dân Tây Sơn? A.ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột của nhân dân. B. tinh thần yêu nước của toàn thể dân tộc. C. sự lãnh đạo đúng đắn của bộ chỉ huy nghĩa quân, đặc biệt là Quang Trung. D. nhà Thanh và quân Xiêm đang ở thời kì khủng hoảng suy yếu. Câu 21. Nghệ thuật quân sự của nghĩa quân Tây Sơn trong cuộc kháng chiến chống quân Thanh (1788-1789) có điểm gì khác biệt so với ba cuộc kháng chiến chống quân Mông -Nguyên thời Trần (thế kỉ XIII)? A. Lối đánh thần tốc, táo bạo, bất ngờ, linh hoạt. B. Chủ động tấn công chặn trước kế hoạch của giặc. C. Rút lui chiến lược, chớp thời cơ để tiến hành phản công. D. Phòng ngự tích cực thông qua chiến thuật “vườn không nhà trống”. Câu 22. Với việc đánh đổ các tập đoàn phong kiến Lê-Trịnh, Nguyễn, phong trào Tây Sơn có đóng góp gì cho lịch sử dân tộc? A. Hoàn thành việc thống nhất đất nước sau nhiều thế kỉ bị chia cắt. B. Thiết lập vương triều mới (Tây Sơn) tiến bộ hơn chính quyền Lê-Trịnh, Nguyễn. C. Hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước và bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc. D. Xóa bỏ sự chia cắt Đàng Trong- Đàng Ngoài, bước đầu hoàn thành công cuộc thống nhất đất nước. Câu 23. Sự nghiệp thống nhất đất nước của nghĩa quân Tây Sơn bước đầu được hoàn thành khi quân Tây Sơn A. đánh bại quân xâm lược Xiêm. B. đánh bại quân xâm lược Thanh. C. đánh đổ chính quyền chúa Nguyễn. D. đánh đổ chính quyền Lê -Trịnh. Câu 24..Điểm đặc biệt trong lực lượng tham gia của phong trào nông dân Tây Sơn là gì? A. được sự ủng hộ của nhà Mãn Thanh B. được sự ủng hộ của các văn thân, sĩ phu C. được sự ủng hộ của người Pháp D. được sự ủng hộ của đông đảo các tầng lớp nhân dân lao động kể cả dân tộc thiểu số Câu 25. Tại sao nghĩa quân Tây Sơn được gọi là “Giặc nhân đức”? A. “Lấy của nhà giàu, chia cho dân nghèo”. B. Lấy ruộng đất của địa chủ chia cho nông dân. C. Xóa nợ cho nông dân, mở lại chợ cho thương nhân. D. Lấy ruộng đất công chia cho nông dân, xóa thuế cho dân. Câu 26. Điểm tương đồng Nguyễn Ánh và Lê Chiêu Thống trong cách chống lại quân Tây Sơn là gì? A. đều dựa vào sự giúp đỡ của phương Tây. B. đều dựa vào sự giúp đỡ của Trung Quốc. C. đều cầu cứu sự giúp đỡ từ bên ngoài. D. đều xây dựng, tổ chức lực lượng đấu tranh. Câu 27. Tượng Phật Bà Quan Âm nghìn tay, nghìn mắt ở A.Hà Nội B. Bắc Ninh C. Bắc Giang D. Ninh Bình Câu 28. Tổ tiên ba anh em Tây Sơn ở đâu A.Thanh Hóa B. Hà Tĩnh C. Gia Lai D. Nghệ An Câu 29: Bộ “Quốc triều hình luật” hay “Luật Hồng Đức” được biên soạn và ban hành dưới thời vua nào? A. Lê Thái Tổ B. Lê Nhân Tông C. Lê Thánh Tông D. Lê Thái Tông Câu 30: (0,25đ) Thời Lê sơ các công xưởng do nhà nước quản lý gọi là gì? A. Phường hội B. Quan xưởng C. Làng nghề D. Cục bách tác Câu 31: Việc tuyển chọn tiến sĩ được tổ chức trong kì thi nào? A. Thi Hội B. Thi Hương C. Thi Đình D. Không qua thi cử mà do vua trực tiếp lựa chọn. Câu 32: Bia tiến sĩ được xây dựng để làm gì? A. Ghi chép lại tình hình giáo dục của đất nước qua từng năm. B. Tôn vinh những người đỗ tiến sĩ trở lên. C. Quy định việc thi cử, tuyển chọn tiến sĩ của nhà nước. D. Ghi chép lại tình hình thi cử của đất nước qua từng năm. Câu 33: Đâu không phải lí do khiến Lê Lợi đồng ý với kế hoạch chuyển quân vào Nghệ An của Nguyễn Chích? A. Đất rộng, người đông, vị trí hiểm yếu B. Nguyễn Chích thông thuộc địa hình ở Nghệ An C. Lực lượng quân Minh ở đây mỏng hơn D. Đây là quê hương của Lê Lợi, nhân dân ủng hộ khởi nghĩa Lam Sơn Câu 34: Tại sao nguyễn Chích lại đề nghị chuyển quân vào nghệ An A. Đất đai màu mỡ B. Đất rộng người đông, địa thế hiểm yếu, dễ đánh đông Đô C. Địa thế ít thuận lượi D. Con người ở đây chăm chỉ làm ăn, không ham danh lợi |