Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 7Câu 1. Ở động vật, sinh sản vô tính có hai hình thức chính là: a. phân đôi cơ thể và mọc chồi; b. tiếp hợp và phân đôi cơ thể; c. mọc chồi và tiếp hợp; d. phân đôi và phân nhiều. Câu 2. Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa là đặc điểm của: a. Lớp Lưỡng cư; b. Lớp Bò sát; c. Lớp Chim; d. Lớp Thú. Câu 3. Thích phơi nắng là tập tính của: a. Ếch đồng; b. Chim bồ câu; c. Thằn lằn bóng; d. Thỏ. Câu 4. Dơi ăn quả thuộc lớp: a. Lưỡng cư; b. Bò sát; c. Chim; d. Thú. Câu 5: Đại diện nào sau đây trong lớp lưỡng cư có vai trò chữa bệnh kinh giật? A. Ếch đồng. B. Ễnh ương. C. Cóc (nhựa). D. Nhái. Câu 6: Động vật quý hiếm có số lượng giảm sút 20% thì nguy cơ tuyệt chủng ở cấp độ nào? A. Ít nguy cấp. B. Sẽ nguy cấp. C. Nguy cấp. D. Rất nguy cấp. Câu 7: Nơi có sự đa dạng sinh học cao nhất là: A. Cánh đồng lúa. B. Đồi trống. C. Biển. D. Rừng nhiệt đới. Câu 8: Hiện nay, loài chim nào có kích thước lớn nhất thế giới? A. đà điểu châu Phi. B. chim cánh cụt hoàng đế. C. bồ nông châu Úc. D. kền kền. Câu 9: Phát biểu nào dưới đây về kanguru là sai? A. con cái có tuyến sữa nhưng chưa có vú. B. chi sau và đuôi to khỏe. C. sống ở đồng cỏ châu Đại Dương. D. con sơ sinh sống trong túi da ở bụng mẹ. Câu 10: Động vật nào dưới đây là đại diện của ngành Chân khớp? A. châu chấu. B. giun đất. C. đỉa. D. trai sông. Câu 11: Chim bồ câu có tập tính: A. Sống đơn độc B. Sống theo đàn C. Sống theo cặp D. Sống tập thể Câu 12. Đặc điểm cấu tạo của thằn lằn bóng thích nghi đời sống ở cạn: A. Da khô, có vảy sừng bao bọc,mắt có mí cử động thân,đuôi dài,có cổ dài,bàn chân có 5 ngón, có vuốt màng nhĩ nằm trong hốc nhỏ bên đầu. B. Da khô, có cổ dài, nước tiểu đặc, có màng nhĩ, thần đuôi ngắn. C. Da trần phủ chất nhày, có cổ dài,màng nhĩ nằm trong hốc nhỏ bên đầu thân đuôi rất dài D. Di chuyển chủ yếu là bò,bàn chân có 5 ngón có vuốt, đuôi dài thân nhỏ,mắt có mí cử động. Câu 13. Thân chim hình thoi có tác dụng A. Làm giảm lực cản không khí khi bay B. Giữ nhiệt và làm cho thân chim nhẹ C. Giúp chim bám chặt khi đậu D. Phát huy tác dụng của các giác quan Câu 14: . Mèo, báo có đặc điểm đi lại rất êm và nhẹ bởi vì A. Các ngón chân có vuốt B. Các ngón chân có lông C. Dưới các ngón chân có nệm thịt dày D. Dưới các chân có vuốt Câu 15. Ở động vật có xương sống, sự thụ tinh ngoài xảy ra ở các lớp: A. Cá và lưỡng cư B. Cá và bò sát C. Lưỡng cư và bò sát D. Cá, lưỡng cư và bò sát Câu 16. Cá voi có quan hệ họ hàng gần với động vật nào sau đây hơn ? A. Cá chép B. Hươu sao C. Ếch D. Thằn lằn Câu 17. Chim bồ câu có thân nhiệt ổn định nên được gọi là động vật: A. Biến nhiệt. B. Thu nhiệt C. Hằng nhiệt. D. Máu lạnh. Câu 18. Những nhóm động vật nào sau đây thuộc bộ guốc chẵn? A. Bò, lợn, dê B. Ngựa, dê, nai C. lợn, bò, voi D. Bò, ngựa, tê giác Câu 19. Động vật nào dưới đây có con sơ sinh rất nhỏ, được nuôi trong túi da ở bụng thú mẹ? A. Kanguru. B. Thú mỏ vịt. C. Lạc đà D. Cá voi Câu 20 : Môi trường nào có sự đa dạng sinh học cao nhất. A. Môi trường đới nóng B. Môi trường nhiệt đới gió mùa C. Môi trường đới lạnh D. Môi trường đới ôn hòa. |