Đề Khoa học lớp 5Câu 1: Các chất tồn tại ở những thể nào? Câu 2: Để sản xuất ra muối biển từ nước biển, người ta sử dụng phương pháp nào? A. Lọc B. Lắng C. Chưng cất D. Phơi nắng Câu 3: Trong các trường hợp sau, những trường hợp có sự biến đổi hoá học là: A. Xi măng trộn cát và nước. B. Xi măng trộn cát . C. Xé giấy thành những mảnh vụn. D.Hoà tan đường vào nước. E. Dây cao su bị kéo dãn ra. G. Thả vôi sống vào nước. H. Cốc thuỷ tinh bị rơi vỡ. Câu 4: Trong các năng lượng sau, năng lượng nào không phải là năng lượng sạch? A. Năng lượng mặt trời. B. Năng lượng gió. C. Năng lượng nước chảy. D. Năng lượng từ than đá, xăng dầu, khí đốt. Câu 5: Hiện tượng đầu nhụy nhận được những hạt phấn của nhị gọi là gì? Câu 6: Cây nào không mọc lên từ thân, cành của cây mẹ? A. Cây mía B. Cây lá bỏng C. Cây bưởi D. Cây gấc Câu 7: Khi nào hổ con có thể sống độc lập? Câu 8: Trong các động vật dưới đây động vật nào đẻ nhiều con trong một lứa? A. Bò B. Lợn C. Trâu D. Khỉ Câu 9: Môi trường tự nhiên cung cấp cho con người những gì? A. Thức ăn, nước uống. B. Nước dùng trong sinh hoạt, công nghiệp. C. Chất đốt ( rắn, lỏng, khí) D. Tất cả các ý trên. Câu 10: Vì sao phải sử dụng tài nguyên một cách có kế hoạch và tiết kiệm? A. Vì việc khai thác tài nguyên rất khó khăn B. Vì tài nguyên trên trái đất là có hạn C. Vì tài nguyên rất đắt nên cần tiết kiệm D. Vì tài nguyên rất hiếm và khó mua. Câu 11: Trong các vật sau, vật nào là nguồn điện ? A. Dây điện. B. Cầu chì C. Pin D. Ổ cắm. Câu 12: N êu chu trình sinh sản của loài ếch: Trứng được thụ tinh phát triển thành phôi và nở ra nòng nọc. Nòng nọc qua quá trình sinh trưởng và biến thái phát triển thành ếch con. Nhờ quá trình tăng trưởng ếch con phát triển thành ếch trưởng thành. Sau đó ếch trưởng thành lại sinh sản. Câu 13: Để đề phòng dòng điện quá mạnh có thể gây cháy đường dây và cháy nhà, người ta lắp thêm vào mạch điện cái gì ? A.Một cái quạt. B.Một bóng đèn. C.Một cầu chì. D.Một chuông điện. Câu 14. Sự chuyển thể nào xảy ra trong quá trình cất nước? A. Nóng chảy và đông đặc. B. Nóng chảy và bay hơi. C. Bay hơi và ngưng tụ. D. Đông đặc và ngưng tụ. Câu 15. Các cơ quan sinh dục cái và cơ quan sinh dục đực của thực vật có hoa là gì? Câu 16. Ở giai đoạn nào trong quá trình phát triển, bướm cải gây thiệt hại nhất? Câu 17. Hổ thường sinh sản vào mùa nào? Câu 18: Nguồn năng lượng chủ yếu của sự sống trên Trái đất là gì? Câu 19: Hợp tử phát triển thành gì? A. Hạt B. Quả C. Phôi D. Cây Câu 20: Loài hươu có tập tính sống như thế nào? A. Theo bầy đàn B. Từng đôi C. Đơn độc D. Riêng rẽ Câu 21: Đúng ghi Đ, sai ghi S: A. Cây xanh hấp thụ năng lượng mặt trời để sinh trưởng và phát triển. B. Năng lượng mặt trời không có vai trò gì đối với sự sống của con người. C. Năng lượng chất đốt được dùng để đun nóng, thắp sáng, sản xuất điện, ... D. Năng lượng nước chảy được dùng để chiếu sáng, sưởi ấm, truyền tin, làm chất đốt,..... E. Nước bị ô nhiễm do: Nước thải từ các nhà máy, rác thải sinh hoạt vứt bừa bãi xuống ao hồ. G. Thuyền buồm hoạt động được là nhờ sử dụng năng lượng pin mặt trời. H. Hổ là loài thú ăn thịt, sống đơn độc, chỉ sống thành đôi vào mùa sinh sản, đó là mùa xuân và mùa hạ. K. Các loài hoa thụ phấn nhờ côn trùng thường có màu sắc sặc sỡ, hương thơm hấp dẫn côn trùng. Câu 22: Điền từ còn thiếu vào chỗ chấm trong những câu sau: a) Trong tự nhiên cũng như trong trồng trọt, không phải cây nào cũng mọc lên từ hạt, mà một số cây có thể mọc lên từ.................... hoặc từ..............., hoặc từ.................... (Thân, rễ, lá) b) Những loài động vật khác nhau có cách sinh sản khác nhau: có loài đẻ ............., có loài đẻ............... (trứng, con). c) Đa số loài vật chia thành hai giống ............Giống đực có cơ quan sinh dục đực tạo ra..........Con cái có cơ quan sinh dục cái tạo ra .......... (Đực và cái, tinh trùng, trứng) d) Hiện tượng tinh trùng kết hợp với trứng gọi là sự ..........Hợp tử phân chia nhiều lần và phát triển thành .....mang những đặc tính của bố mẹ. (thụ tinh, cơ thể mới). Câu 23: Nêu ứng dụng của năng lượng gió trong đời sống và trong sản xuất ở địa phương em? Ứng dụng của năng lượng gió trong đời sống và trong sản xuất ở địa phương em là: Thả diều, phơi quần áo, ngồi hóng mát khi trời nóng, rê thóc, phơi thóc,... Câu 24: Chúng ta cần làm gì để tránh lãng phí điện? - Chỉ dùng điện khi cần thiết, ra khỏi nhà nhớ tắt đèn, quạt, tivi... - Tiết kiệm điện khi đun nấu, sưởi, là (ủi) quần áo (vì những việc này cần dùng nhiều năng lượng điện) Câu 25: Để góp phần bảo vệ môi trường xung quanh, em cần phải làm các việc sau: - Tích cực tham gia trồng cây, chăm sóc và bảo vệ cây xanh ở trường, gia đình và nơi công cộng. - Bỏ giấy rác vào thùng rác, vệ sinh đúng nơi quy định. Chăm chỉ làm tổng vệ sinh dọn dẹp cho môi trường xung quanh luôn sạch sẽ. Câu 26: Úp đĩa lên một chiếc cốc nước đường nóng khoảng một phút rồi nhấc đĩa ra. Theo em, những giọt nước đọng trên đĩa có ngọt như nước đường không? Tại sao? Những giọt nước đọng trên đĩa không có vị ngọt như nước đường trong cốc. Vì chỉ có hơi nước bốc lên, khi gặp lạnh sẽ ngưng tụ lại thành nước đường vẫn còn lại trong cốc. Hiện tượng đầu nhuỵ nhận được những hạt phấn của nhị gọi là gì? (sự thụ phấn) Câu 27: Hiện tượng tế bào sinh dục đực ở đầu ống phấn kết hợp với tế bào sinh dục cái của noãn gọi là gì? (Sự thụ tinh). Câu 28: Vì sao chúng ta phải bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên? - Môi trường và tài nguyên thiên nhiên rất quan trọng đối với cuộc sống của con người. - Môi trường là nơi cung cấp mọi thứ cho cuộc sống của con người nếu ta không bảo vệ sẽ dẫn đến môi trường bị ô nhiễm, tài nguyên thiên nhiên không khai thác hơp lí, không được bảo vệ sẽ gây ra cạn kiệt. - Ngoài ra khi môi trường bị ô nhiễm còn dẫn tới tình trạng suy thoái đất đai khiến cho động thực vật sẽ chết dần chết mòn. Sau đó sẽ ảnh hưởng đến con người và cuối cùng môi trường bị phá hủy... Câu 29: Em hãy nêu 2 ví dụ về sự biến đổi hóa học Chưng đường trên ngọn lửa, đường cháy khét. Cho vôi sống vào nước tạo thành vôi tôi. Câu 30: Nêu vai trò của môi trường tự nhiên đối với đời sống con người? - Môi trường tự nhiên cung cấp cho con người: + Thức ăn, nước uống, khí thở, nơi vui chơi giải trí, ... + Các tài nguyên thiên nhiên dùng trong sản xuất và đời sống. - Môi trường còn là nơi tiếp nhận những chất thải trong sinh hoạt, trong quá trình sản xuất và trong các hoạt động khác của con người. |