Đốt cháy 10,8 gam nhôm cùng 6,72 lít khí oxi (ở đktc). Khối lượng chất rắn sau phản ứng là? (Cho khối lượng mol của Al = 27; O = 16)Câu 44: Đốt cháy 10,8 gam nhôm cùng 6,72 lít khí oxi (ở đktc). Khối lượng chất rắn sau phản ứng là (Cho khối lượng mol của Al = 27; O = 16) A. 20,4 gam. B. 2,16 gam. C. 22,56 gam. D. 24,48 gam. Câu 45: Cho 2,4 gam magie vào dung dịch chứa 14,7 gam axit sunfuric. Thể tích khí hidro thu được sau phản ứng (ở đktc) là ( Cho khối lượng mol Mg = 24; H = 1; S = 32; O = 16) A. 1,12 lít. B. 2,24 lít. C. 3,36 lít. D. 4,48 lít. Câu 46: Nung 63,2 gam thuốc tím (KMnO4) thu được 4,032 lít khí oxi ở đktc. Hiệu suất phản ứng là (Biết khối lượng mol của K = 39; Mn = 55; O = 16) A. 60%. B. 70%. C. 80%. D. 90%. Câu 47: Dẫn khí hidro qua bột sắt (III) oxit nung nóng, sau khi phản ứng kết thúc thu được 26,88 gam kim loại sắt. Nếu hiệu suất của phản ứng là 80% thì khối lượng sắt (III) oxit cần lấy là ( Cho khối lượng mol của O = 16; H = 1; Fe = 56) A. 30,72 gam. B. 48 gam. C. 24,9 gam. D. 33,6 gam Câu 48: Một oxit bazo chứa 20% về khối lượng là oxi và một nguyên tố chưa biết có hóa trị II. Oxit có công thức hóa học là (Cho khối lượng mol Mg = 24; Zn = 65; Cu = 64; Fe = 56; O = 16) A. MgO. B. ZnO. C. CuO. D. FeO. Câu 49: Hợp chất A có khối lượng mol là 44 g/mol. Trong A có %mN = 63,64%, còn lại là oxi. Công thức hóa học của A là (Biết khối lượng mol của N = 14; O = 16) A. NO2. B. NO. C. N2O. D. N2O5. |