Trong các hợp chất sau, đâu là hợp chất hữu cơ
Khoanh tròn vào chữ cái ở đầu câu trả lời đúng (từ câu 1 đến câu 22) Câu 1: Trong các hợp chất sau, đâu là hợp chất hữu cơ? A. (NH4)2CO3 B. NaHCO3 C. CO D. C2H6O Câu 2: Thành phần chính của sợi bông, gỗ, nứa là A. tinh bột B. xenlulozơ C. glucozơ D. saccarozơ Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn 1mol chất Y cần 3 mol O2 thu được 2 mol CO2 và 3 mol H2O. Công thức phân tử của Y là: A. C2H4 B. CH4 C. C2H4O2 D. C2H6O Câu 4. Metan, etilen, axetilen có tính chất hóa học chung là A. tham gia trùng hợp. B. tác dụng với khí clo. C. tác dụng với khí oxi. D. tác dụng với dung dịch brom. Câu 5. Đốt cháy 2,24 lít khí etilen cần phải dùng bao nhiêu lít khí oxi? (Biết thể tích các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn). A. 2,24. B. 3,36. C. 13,44. D. 6,72. Câu 6. Hợp chất không tan trong nước là A. (C17H33COO)3C3H5. B. CH3-COOH. C. C6H12O6. D. CH3-CH2-OH. Câu 7. Dãy các chất nào sau đây đều là hiđrocacbon? A. CH4, CO2, C2H4. B. CH4, C2H2, CH3Cl. C. C2H4, CH4, C2H2. D. C2H6O, C3H8, C2H2. Câu 8. Saccarozơ bị thủy phân khi đun nóng trong dung dịch axit tạo ra A. hai phân tử fructozơ. B. hai phân tử glucozơ. C. một phân tử fructozơ và một phân tử glucozơ. D. một phân tử fructozơ và ba phân tử axit axetic. Câu 9. Khí thiên nhiên được dùng làm nhiên liệu và nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất điện, sứ, đạm, ancol metylic, ... Thành phần chính của khí thiên nhiên là A. C2H4. B. C3H6. C. C2H6. D. CH4. Câu10. Biết X có cấu tạo nguyên tử như sau: Điện tích hạt nhân là 20+, 4 lớp electron, lớp ngoài cùng có 2 electron. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là: A. ô 4, chu kỳ 2, nhóm IV. B. ô 20, chu kỳ 4, nhóm II. C. ô 2, chu kỳ 4, nhóm II. D. ô 20, chu kỳ 2, nhóm IV. Câu 11. Rượu etylic được điều chế bằng những phương pháp nào sau đây? A. Chưng cất. B. Từ etilen. C. Lên men tinh bột hoặc đường. D. Lên men tinh bột, đường hoặc từ etilen. Câu 12. Số công thức cấu tạo có thể có ứng với công thức phân tử C2H6O là A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. Câu 13. Phản ứng hóa học đặc trưng của metan là phản ứng A. thế. B. cộng. C. trao đổi. D. cháy. Câu 14: Thủy phân chất béo trong môi trường axit thu được: A. glixerol và một loại axit béo. B. glixerol và các axit béo. C. glixerol và một muối của axit béo. D. glixerol và xà phòng. Câu 15: Có ba lọ không nhãn đựng: rượu etylic, axit axetic, dầu ăn. Có thể phân biệt bằng cách nào sau đây ? A. Dùng quỳ tím và nước. B. Khí cacbon đioxit và nước. C. Kim loại natri và nước. D. Phenolphtalein và nước. Câu 16: Trong phân tử axetilen, giữa hai nguyên tử cacbon có A. một liên kết đơn. B. một liên kết đôi C. hai liên kết đôi. D. một liên kết ba. Câu 17: Trong các chất sau: Mg, Cu, MgO, KOH, Na2SO4, Na2SO3. Dung dịch axit axetic tác dụng được với: A. Cu, MgO, Na2SO4, Na2SO3 B. MgO, KOH, Na2SO4, Na2SO3 C. Mg, Cụ, MgO, KOH D. Mg, MgO, KOH, Na2SO3
Câu 18: Số ml rượu etylic có trong 250 ml rượu 450 là: A. 250ml B. 215ml C. 112.5ml D. 75ml. Câu 19: Dãy các chất đều làm mất màu dung dịch brom là A. CH4, C2H2 B. C2H4, C2H2 C. CH4, C2H4 D. C2H6, C2H2 Câu 20: Giấm ăn là dung dịch axit axetic có nồng độ bao nhiêu? A. 1 - 2% B. 2 - 4 % C. 3 - 4 % D. 2 - 5% Câu 21: Biết 0,02 mol hiđrocacbon X có thể tác dụng tối đa với 100ml dung dịch brom 0,2M. Vậy X là A. C2H4. B. CH4. C. C2H2 D. C2H6.
Câu 22: Hợp chất nào có khả năng tham gia phản ứng tráng gương? A. Sacarozơ B. Glucozơ C. Tinh bột D. Xenlulozơ |