Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế oxit sắt từ Fe3O4 bằng cách oxi hóa sắt ở nhiệt độ cao. Tính số gam sắt và số gam oxi cần dùng để điều chế được 2,32 gam oxit sắt từCâu 17: Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế oxit sắt từ Fe3O4 bằng cách oxi hóa sắt ở nhiệt độ cao a. Tính số gam sắt và số gam oxi cần dùng để điều chế được 2,32 gam oxit sắt từ. b. Tính số gam kalipemanganat KMnO4 cần dùng để có đủ lượng oxi dùng cho phản ứng trên. Câu 18a: Đốt cháy hoán toàn 6,2 g photpho trong bình đựng khí oxi. a. Tính khối lượng điphotphopentaoxit tạo thành sau phản ứng. b. Tính thể tích khí oxi tham gia tham gia phản ứng (đktc) c Tính thể tích không khí cần dùng để đốt cháy hết lượng photpho ở trên (biết thể tích oxi chiếm 1/5 thể tích không khí) Câu 18b. Lưu huỳnh cháy trong không khí theo phương trình phản ứng: S + O2 → SO2 Biết oxi chiếm 1/5 thể tích không khí. Thể tích không khí ở đktc cần thiết đốt cháy hoàn toàn 3,2 gam lưu huỳnh. Câu 19: Cho 1,3 g kẽm tác dụng với 400ml dung dịch HCl theo sơ đồ phản ứng sau: Zn + HCl → ZnCl2 + H2 a. Lập phương trình hóa học và cho biết phản ứng trên thuộc loại phản ứng hóa học nào? b. Tính khối lượng muối kẽm clorua và thể tích khí hidro (đktc) tạo thành sau phản ứng. c. Tính nồng độ mol/l của dung dịch HCl cần dùng. Câu 20 Cho 0,65 g kẽm tác dụng với dung dịch HCl 2M, sau phản ứng thu được khí hidro (đktc) a. Tính thể tích khí hidro tạo thành sau phản ứng (đktc) b. Tính khối lượng muối thu được sau phản ứng. c. Tính thể tích dung dịch HCl cần dùng. Câu 21: Cho 1,95g kẽm tác dụng với 1,47g H2SO4 loãng nguyên chất. a. Viết phương trình hóa học. b. Tính khối lượng chất còn dư sau phản ứng. c. Tính thể tích khí hidro (đktc) tạo thành sau phản ứng. (Câu 22a: Cho 1,62g nhôm tác dụng với 0,15 mol H2SO4 loãng sau phản ứng thu được muối nhôm sunfat và khí hidro thoát ra. a. Viết phương trình hóa học. b. Chất nào còn dư sau phản ứng khối lượng bao nhiêu. c. Tính khối lượng muối thu được sau phản ứng. Câu 22b: Cho 3,25 gam Zn tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ. Dẫn toàn bộ lượng khí thu được qua CuO nung nóng. a. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra. b. Tính khối lượng Cu thu được sau phản ứng. Cho biết chất nào là chất khử, chất nào là chất oxi hóa ? Câu 22c: Cho5,4 gam Al tác dụng với dung dịch H2SO4 lo·ng vừa đủ. Dẫn toàn bộ lượng khí thu được qua CuO nung nóng. a. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra. b. Tính khối lượng Cu thu được sau phản ứng. Cho biết chất nào là chất khử, chất nào là chất oxi hóa ? |