Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏiCâu 1: Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi Duy nhất, có một bạn – hãy tạm gọi bạn ấy là J – tạo ấn tượng trong tôi. Nhân tiện, bạn không thể hình dung một người như cậu ấy có thể làm được điều đó. J là người ít nói, không đặc biệt quái dị cũng như không đặc biệt nổi tiếng. Chắc chắn cậu càng không phải loại thích chơi trội. Thế rồi, sáng hôm đó, J đến trường, ăn mặc như bình thường và trông hệt như mọi ngày. Nhưng khi cậu giơ tay trong tiết đầu tiên – tôi không còn nhớ tiết học về môn gì, có lẽ là Lịch sử hay Vật lí gì đó – cậu đã làm một điều bất ngờ khi giáo viên gọi cậu phát biểu: Cậu đã đứng lên trả lời câu hỏi. Đúng vậy, cậu đã đứng lên. Để trả lời câu hỏi. Và khi phát biểu, cậu nói một cách thật từ tốn, dõng dạc và lễ độ. Như thể không có gì quan trọng hơn, không có gì ý nghĩa hơn tiết học này, câu trả lời này đây. Tôi còn nhớ khi đó tôi và những bạn khác trong lớp nhìn nhau như tự hỏi, Cậu ấy nghiêm túc thật đấy ư? Rồi tiết học tiếp theo cũng như vậy. Bất cứ khi nào J được gọi, cậu đều đứng lên trả lời câu hỏi. Và mỗi lần phát biểu, cậu đều nói với giọng hoàn toàn chân thành. Như thể cậu rất quan tâm đến câu hỏi, như thể cậu thật sự muốn câu trả lời của mình có một giá trị nhất định. Không những thế - cậu còn nói với giáo viên là Thưa thầy/cô. Cậu gọi tất cả chúng tôi bằng anh chị. Và đến cuối tiết học, cậu tiến lên phía trước và bắt tay thầy giáo như một lời cảm ơn thầm lặng. (Trích Hai loại khác biệt – Giong-mi Mun) a. Phương thức biểu đạt chính của đoạn ngữ liệu trên là gì? Phương thức biểu đạt ấy có tác dụng gì với văn bản nghị luận Hai loại khác biệt? b. Từ “quái dị” được nhắc đến trong ngữ liệu trên có nghĩa là gì? Ta có thể thay từ “quái dị” bằng “quái đản” được không? Vì sao? c. Trong ngữ liệu có các câu: - Cậu đã đứng lên trả lời câu hỏi. - Đúng vậy, cậu đã đứng lên. Để trả lời câu hỏi. - Bất cứ khi nào J được gọi, cậu đều đứng lên trả lời câu hỏi. Theo em, việc tác giả lặp lại một nội dung ở 4 câu văn nhằm mục đích gì? d. Ở đoạn văn đầu tiên trong ngữ liệu, nhân vật “tôi” nhận thấy: “sáng hôm đó, J đến trường, ăn mặc như bình thường và trông hệt như mọi ngày”, vậy tại sao cuối cùng nhân vật “tôi” lại cho rằng sự khác biệt của J là “khác biệt có ý nghĩa”? |