Đọc thầm văn bản sauI. Đọc thầm văn bản sau: SAU TRẬN MƯA RÀO Một giờ sau cơn dông, người ta hầu như không nhận thấy trời hè vừa ủ dột. Mùa hè, mặt đất cũng chóng khô như đôi má em bé. Không gì đẹp bằng cây lá vừa tắm mưa xong, đang được mặt trời lau ráo, lúc ấy trông nó vừa tươi mát, vừa ấm áp. Khóm cây, luống cảnh trao đổi hương thơm và tia sáng. Trong tán lá mấy cây sung, chích chòe huyên náo, chim sẻ tung hoành, gõ kiến leo dọc thân cây dẻ, mổ lách cách trên vỏ. Hoa cẩm chướng có mùi thơm nồng nồng. Ánh sáng mạ vàng những đóa hoa kim hương, làm cho nó sáng rực lên như những ngọn đèn. Quanh các luống kim hương, vô số bướm chập chờn trông như những tia sáng lập lòe của các đóa hoa đèn ấy. Ánh sáng chan hòa làm cho vạn vật đầy tin tưởng. Nhựa ngọt, mùi thơm, khí ấm, cuộc sống tràn trề. Nhờ có cát nên không có một vết bùn, nhờ có mưa nên không có bụi trên lá. Cây cỏ vừa tắm gội xong, trăm thức nhung gấm, bạc, vàng bảy lên trên cánh hoa không một tí bụi. Thật là giàu sang mà cũng thật là trinh bạch. Cảnh vườn là cảnh vắng lặng của thiên nhiên tràn ngập hạnh phúc. Vắng lặng thần tiên, vắng lặng mà dung hòa với nghìn thứ âm nhạc, có chim gù, có ong vo ve, có gió hồi hộp dưới lá. VÍCH-TO HUY-GÔ Trích Những người khốn khổ II. Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất hoặc thực hiện các yêu cầu dưới đây: Câu 1. Câu văn miêu tả khái quát về cảnh vườn cây sau trận mưa rào? A. Một giờ sau cơn dông, người ta hầu như không nhận thấy trời hè vừa ủ dột. B. Mùa hè, mặt đất cũng chóng khô như đôi má em bé. C. Không gì đẹp bằng cây lá vừa tắm mưa xong, đang được mặt trời lau ráo, lúc ấy trông nó vừa tươi mát, vừa ấm áp. Câu 3. Để lột tả được hết vẻ đẹp của khu vườn sau cơn mưa rào, tác giả đã huy động những giác quan nào để quan sát? A. Khứu giác và vị giác. B. Thị giác và thính giác. C. Xúc giác. D. Cả 3 đáp án trên. Câu 4. Ngôn ngữ được sử dụng để làm nên sự sinh động, hấp dẫn trong bài văn miêu tả là: A. Các tính từ gợi tả, gợi cảm. B. Các biện pháp nghệ thuật như: so sánh, nhân hóa, điệp ngữ. C. Cả hai đáp án trên. Câu 5. Dựa vào nghĩa, xếp các từ ngữ “công nhân, sản xuất, nông dân, quân nhân, khai thác, cần cù, thiết kế, giảng dạy, trí thức doanh nhân, sáng tạo, tiết kiệm, năng động, nghiên cứu” thành ba nhóm: a. Tên gọi các lớp người trong xã hội: b. Hoạt động của các tầng lớp người lao động: c. Phẩm chất của người lao động: Câu 6. Tìm 2 thành ngữ, tục ngữ nói về phẩm chất của con người Việt Nam. Câu 7. Xác định trạng ngữ (TN), chủ ngữ (CN) và vị ngữ (VN) trong các câu sau: a. Ánh sáng chan hòa làm cho vạn vật đầy tin tưởng. | b. Cảnh vườn là cảnh vắng lặng của thiên nhiên tràn ngập hạnh phúc. | c. Một giờ sau cơn dông, người ta hầu như không nhận thấy trời hè vừa ủ dột. |