Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏiĐề số 02: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Bà con xem, chàng Đăm Săn uống không biết say, ăn không biết no, chuyện trò không biết chán. Cả một vùng nhão ra như nước. Lươn trong hang, giun trong bùn, rắn hổ, rắn mai đều chui lên nằm trên cao sưởi nắng. Ếch nhái dưới gầm nhà, kì nhông ngoài bãi thì kêu lên inh ỏi suốt ngày đêm. Các chàng trai, cô gái đi lại tấp nập, rộn ràng. Cảnh làng một tù trưởng nhà giàu trông sao mà vui thế! Rõ ràng là tù trưởng Đăm Săn đang giàu lên, chiêng lắm la nhiều. Rõ ràng là Đăm Săn có chiêng đồng voi bầy, có bè bạn như nêm như xếp. Làm sao mà có được một tù trưởng, đầu đội khăn nhiễu, vai mang nải hoa, đánh đâu đập tan đó, vay đâu phả nát đỏ như chàng? Vì vậy, danh vang đến thần, tiếng lừng khắp núi, đông tây đâu đâu cũng nghe danh tiếng Đăm Săn. Từ khắp mọi miền, người ta khiêng rượu, khiêng lợn đến. Cả miền Ê-đê Ê-ga ca ngợi Đăm Săn là một dũng tướng chắc chết mười mươi cũng không lùi bước. Ngực quấn chéo một tấm mền chiến, mình khoác một tấm áo chiến, tai đeo nụ, sát bên mình nghênh ngang đủ giáo gươm, đôi mắt long lanh như mắt chim ghếch ăn hoa tre, chàng Đăm Săn hiện ra là một trang tù trưởng mới giàu lên, đang tràn đầy sức trai, tiếng tăm lừng lẫy. Bắp chân chàng to bằng cây xà ngang. Bắp đùi chàng to bằng ống bễ, sức chàng ngang sức voi đực, hơi thở chàng ầm ầm tựa sấm dậy, chàng nằm sấp thì gãy rầm sàn, chàng nằm ngửa thì gãy xà dọc: Đăm Săn vốn đã ngang tàng từ trong bụng mẹ. (Trích Đăm Săn- sử thi Ê-đê, NGUYỄN HỮU THẤU dịch, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 1998) Câu 1. Xác định ngôi kể trong đoạn trích. Câu 2. Sự giàu có của tù trưởng Đăm Săn được miêu tả qua những chi tiết nào? Câu 3. Anh/chị hãy nhận xét vẻ đẹp của Đăm Săn được miêu tả qua đoạn trích. Câu 4. Nêu và phân tích một biện pháp nghệ thuật trong đoạn trích. Câu 5. Người kể tỏ thái độ, tình cảm gì với nhân vật Đăm Săn? Câu 6.Viết đoạn văn ngắn (khoảng 3 – 5 câu) để trả lời câu hỏi: Cần làm gì để những giá trị tinh thần của các sáng tác sử thi Tây Nguyên nói riêng và các giá trị của văn học dân gian không bị mai một trong bối cảnh hiện này? |