...“Một năm sau khi đuổi giặc Minh, một hôm Lê Lợi - bấy giờ đã làm vua -cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng. Nhân dịp đó, Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại thanh gươm thần. Khi thuyền rồng tiến ra đến giữa hồ, tự nhiên có một con rùa lớn nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước. Theo lệnh vua, thuyền đi chậm lại. Đứng ở mạn thuyền, vua thấy lưỡi gươm thần đeo bên người tự nhiên động đậy. Con Rùa Vàng không sợ người, nhô đầu lên cao nữa và tiến vềphía thuyền vua. Nó đứng nổi lên trên mặt nước và nói: “Xin bệ hạ hoàn gươm cho Long Quân!”. Vua nâng gươm hướng vềphía Rùa Vàng. Nhanh như cắt, rùa há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước. Gươm và rùa đã chìm đáy nước, người ta vẫn còn thấy vật gì sáng le lói dưới mặt hồxanh. bán Từ đó, hồ Tả Vọng bắt đầu mang tên là Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.” ru cho ai và a va cho cugi (Sự tích Hồ Gươm - Ngữ Văn 6 tập 1) Câu 1(0,75 điểm):Xác định phương thức biểu đạt chính, ngôi kể, nhân vật chính trong đoạn trích trên? Câu 2(1,0 điểm):Hãy liệt kê những sự việc chính được kể trong đoạn trích trên?Cho biết sự việc nào mang tính chất kì ảo, sự việc nào mang tính chất hiện thực? Câu 3(0,75 điểm):Hãy nêu ý nghĩa về một sự việc mang tính chất kì ảo trong đoạn trích trên mà em yêu thích nhất? Câu 4 (0,5 điểm): Em còn biết truyền thuyết nào của nước ta cũng có hình ảnh Rùa Vàng. Theo em, hình tượng Rùa Vàng trong truyền thuyết Việt Nam tượng trưng cho ai và cho cái gì?