Nguyễn Đào Khánh Phương | Chat Online
12/12/2022 19:25:37

Đọc văn bản sau và khoanh tròn vào trước phương án mà em cho là đúng nhất


Đọc văn bản sau và khoanh tròn vào trước phương án mà em cho là đúng nhất

 1. Cây dừa xanh tỏa nhiều tàu

Dang tay đón gió , gật đầu gọi trăng

Thân dừa bạc phếch tháng năm

Qủa dừa – đàn lợn con nằm trên cao

2. Đêm hè hoa nở cùng sao

Tàu dừa – chiếc lược chải vào mây xanh

Ai mang nước ngọt, nước lành

Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa

3. Tiếng dừa làm dịu nắng trưa

Gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo

Trời trong đầy tiếng rì rào

Đàn cò đánh nhịp bay vào bay ra…

4. Đứng canh trời đất bao la

Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi

(Trần Đăng Khoa, Góc sân và khoảng trời, NXB Văn hóa dân tộc. Nguồnthivien.net)

Câu 1. Dựa vào số tiếng của các dòng thơ, cho biết văn bản trên được viết theo thể thơ nào?

A. Năm chữ                   B. Bốn chữ           C.Lục bát             D. Bẩy chữ

Câu 2. Đâu là cụm động từ có trong câu thơ “Tàu dừa - chiếc lược chải vào mây xanh”?

A. Tàu dừa – chiếc lược          B. Chiếc lược chải           C. Chải vào          D. Chải vào mây xanh

Câu 3. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ: “Gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo”?

A. So sánh                     B. Nhân hóa                  C. Ẩn dụ              D. Hoán dụ

Câu 4. Câu thơ nào dưới đây sử dụng biện pháp tu từ so sánh ?

A. Đàn cò đánh nhịp bay vào bay ra                             B. Đứng canh trời đất bao la

C. Đêm hè hoa nở cùng sao                                         D. Tàu dừa – chiếc lược chải vào mây xanh

Câu 5. Trong câu thơ “Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa”, em hãy xác định từ “hũ rượu” dùng để gọi tên cho bộ phận nào của cây dừa? Đó là biện pháp tu từ gì?

A. Từ “hũ rượu” dùng để gọi tên cho bộ phận gốc dừa . Đó là biện pháp tu từ nhân hóa.

B. Từ “hũ rượu” dùng để gọi tên cho bộ phận hoa dừa. Đó là biện pháp tu từ hoán dụ

C. Từ “hũ rượu” dùng để gọi tên cho bộ phận quả dừa. Đó là biện pháp tu từ ẩn dụ.

D. Từ “hũ rượu” dùng để gọi tên cho bộ phận tàu dừa. Đó là biện pháp tutừ so sánh.

Câu 6. Qua hai câu thơ cuối, em thấy cây dừa hiện lên với những phẩm chất tốt đẹp nào của con người Việt Nam?

A. Nhân hậu, thân thiện, thích kết giao bạn bè; lam lũ, chịu thương, chịu khó

B. Lam lũ, chịu thương, chịu khó, dũng cảm, nhân hậu, thân thiện…

C. Có tình yêu nước nồng nàn, luôn hiên ngang, dũng cảm .

D. Nhân hậu, yêu đời.

Câu 7. Viết đoạn văn ngắn (khoảng 13 - 15 câu) nêu cảm nghĩ của em về 4 câu đầu của bài thơ trên. Gạch chân một cụm danh từ có trong đoạn văn (3 điểm)

 

Bài tập đã có 1 trả lời, xem 1 trả lời ... | Chính sách thưởng | Quy chế giải bài tập
Không chấp nhận lời giải copy từ Trợ lý ảo / ChatGPT. Phát hiện 1 câu cũng sẽ bị xóa tài khoản và không được thưởng
Đăng ký tài khoản để nhận Giải thưởng khi trả lời bài tập.
Đăng ký tài khoản để có thể trả lời bài tập này!

Đăng ký qua Facebook hoặc Google:

Hoặc lựa chọn:
Đăng ký bằng email, điện thoại Đăng nhập bằng email, điện thoại
Lazi.vn