Hình chiếu bằng thể hiện các chiều kích thước nào của vật thể?A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (mang tính chất tham khảo) Câu 1. Hình chiếu bằng thể hiện các chiều kích thước nào của vật thể? A. Chiều cao, chiều rộng C. Chiều dài, chiều rộng B. Chiều dài, chiều cao D. Đáp án khác. Câu 2. Hình chiếu cạnh có hướng chiếu: A. Từ dưới lên B. Từ trên xuống C. Từ trái sang D. Từ trước tới Câu 3. Chọn câu chỉ có các khối đa diện? A. Khối hình hộp, khối lăng trụ, khối hình nón. B. Khối hình nón, khối hình chóp, khối hình hộp. C. Khối hình lăng trụ, khối hình chóp, khối hình hộp. D. Khối hình cầu, khối hình trụ, khối hình nón. Câu 4. Hình lăng trụ đều có đáy là? A. Hình tam giác B. Hình chữ nhật C. Hình đa giác đều D. Hình bình hành Câu 5. Bản vẽ nào sau đây thuộc bản vẽ xây dựng: A. Bản vẽ vòng đai B. Bản vẽ côn có ren C. Bản vẽ ống lót D. Bản vẽ nhà Câu 6. Hình cắt được dùng để biểu diễn: A. hình dạng bên ngoài của vật thể C. hình dạng bên trong và bên ngoài của vật thể B. hình dạng bên trong của vật thể D. hình dạng 3 chiều của vật thể. Câu 7. Nội dung nào sau đây không có trong bản vẽ lắp? A. Các bộ phận B. Hình biểu diễn C. Kích thước D. Bảng kê Câu 8. Công dụng của bản vẽ chi tiết là……….. Chọn cụm từ đúng điền vào chỗ trống. A. Diễn tả hình dạng, kết cấu của sản phẩm B. Dùng để chế tạo và kiểm tra chi tiết máy C. Dùng trong thiết kế thi công xây dựng ngôi nhà. D. Diễn tả hình dạng, kết cấu của sản phẩm và vị trí tương quan của các chi tiết của sản phẩm Câu 9. Kim loại nào sau đây không phải là kim loại màu. A. Thép B. Đồng C. Nhôm D. Bạc Câu 10. Các đồ dùng được làm từ chất dẻo nhiệt là: A. Áo mưa, can nhựa, vỏ ổ cắm điện C. Vỏ bút bi, can nhựa, thước nhựa. B. Vỏ quạt điện, thước nhựa, áo mưa D. Can nhựa, thước nhựa dẻo, áo mưa Câu 11. "Đồng dẻo hơn thép, khó đúc" thể hiện các tính chất cơ bản nào của vật liệu: A. Cơ học và hoá học C. Hoá học và lí học B. Cơ học và công nghệ D. Lí học và công nghệ Câu 12. Tính chất nào sao đây là tính chất cơ học của vật liệu cơ khí? A. Nhiệt nóng chảy, tính dẫn nhiệt, tính dẫn điện. B. Tính đúc, tính hàn, tính bền. C. Tính chịu axit và muối, tính chống ăn mòn. D. Tính cứng, tính dẻo, tính mòn. |