Bài 3. Gieo một con xúc xắc được chế tạo cân đối. Tìm xác suất của các biến cố sau: a) A:" Số chấm xuất hiện trên con xúc xắc nhỏ hơn 4; b) B;" Số chấm xuất hiện trên con xúc xắc là 7; c) C: " Số chấm xuất hiện trên con xúc xắc là 5. Bài 4. Vuông và Tròn mỗi người gieo một con xúc xắc. Tìm xác suất để: a) " Hiệu giữa số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc bằng 6" b) "Số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc đều bé hơn 7" c) "Số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc đều là số chính phương" d) "Số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc đều là số chẵn" e) "Số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc đều là số lớn hơn 1" Bài 5. Một hộp có 10 lá thăm có kích thước giống nhau và được đánh số từ 1 đến 10 . Lấy ngẫu nhiên một lá thăm từ hộp a) A là biến cố: " Lấy được lá thăm ghi số 9" . Hãy tính xác suất của biến cố A b) B là biến cố: " Lấy được lá thăm ghi số nhỏ hơn 11" . Hãy tính xác suất của biến cố B c) Hãy nêu các bước cần để tính xác suất liên quan đến các hoạt động trên?