Anh Thơ | Chat Online
13/02/2023 21:32:16

Kinh đô của nước ta dưới thời Ngô Quyền ở đâu?


Câu hỏi trắc nghiệm môn Lịch sử 7 bài: Nước ta buổi đầu độc lập

Câu 1. Kinh đô của nước ta dưới thời Ngô Quyền ở đâu?
A. Hoa Lư   B. Phú Xuân                 C. Cổ Loa   D. Mê Linh
Câu 2. Tại sao Ngô Quyền không duy trì chính quyền của họ Khúc?
A. Chính quyền họ Khúc về danh nghĩa vẫn thuộc nhà Hán
B. Ngô Quyền phát triển đất nước thành một quốc gia độc lập
C. Ngô Quyền thiết lập một chính quyền mới hoàn toàn của người Việt
D. Tất cả các câu trên đều đúng
Câu 3. Ngô Quyền đã xây dựng chính quyền độc lập như thế nào?
A. Ngô Quyền xưng vương                   B. Bãi bỏ chức tiết độ sứ
C. Lập triều đình theo chế độ quân chủ D. Tất cả các câu trên đều đúng
Câu 4. Bộ máy nhà nước do Ngô Quyền tổ chức là một nhà nước như thế nào?
A. Là một nhà nước đơn giản    B. Là một nhà nước phức tạp
C. Là một nhà nước rất quy mô D. Là một nhà nước rất hoàn chỉnh
Câu 5. Vào thời Ngô Quyền, chức thứ sử đứng đầu các châu là:
A. Các tướng lĩnh có công, được Ngô Quyền cử đi cai quản các địa phương
B. Các quan địa phương                  C. Chức quan do Trung Quốc cử sang
Câu 6. Ngôi Quyền đã cử ai làm Thứ sử Châu Hoan (Nghệ An - Hà Tĩnh)?
A. Đinh Công Trứ        B. Kiều Công Hãn C. Ngô Xương Ngập    D. Ngô Xương Văn
Câu 7. Loạn 12 sứ quân diễn ra thời điểm nào?
A. Cuối thời nhà Ngô   B. Đầu thời nhà Đinh       C. Cuối thời nhà Đinh  D. Đầu thời nhà Tiền Lê
Câu 8. Đinh Bộ Lĩnh người quê ở đâu? Con của ai?
A. Gia Viễn – Ninh Bình – con của Đinh Tiên Hoàng
B. Động Hoa Lư – Gia Viễn – Ninh Bình – Con của Đinh Công Trứ
C. Đông Anh-Hà Nội-Con của Đinh Kiến
D. Hưng Nguyên-Nam Đàn-Nghệ An-Con của Dinh Điền
Câu 9. Dưới thời của Đinh Bộ Lĩnh, đất nước ta đến năm nào được bình yên trở lại
A. Đầu năm 967     B. Đầu năm 965          C. Cuối năm 965    D. Cuối năm 967
Câu 10. “Cờ lau tập trận” là nói về nhân vật nào trong lịch sử Việt Nam
A. Lê Hoàn           B. Trần Quốc Tuấn        C. Đinh Bộ Lĩnh                   D. Trần Thủ Độ
Câu 11. Đinh Bộ Lĩnh gây dựng căn cứ ở đâu?
A. Hoa Lư (Ninh Bình)       B. Lam Sơn (Thanh Hóa)
C. Triệu Sơn (Thanh Hóa)  D. Cẩm Khê (Phú Thọ)
Câu 12. Đinh Bộ Lĩnh đã liên kết với sứ quân nào?
A. Trần Lãm             B. Ngô Nhật Khánh               C. Nguyễn Thu Tiệp             D. Nguyễn Siêu
Câu 13. Đinh Bộ Lĩnh được nhân dân tôn xưng là gì?
A. Bắc Bình Vương  B. Vạn Thắng Vương           C. Bình Định Vương            D. Bố Cái Đại Vương
Câu 14. Tại sao Đinh Bộ Lĩnh thống nhất được đất nước?
A. Nhờ sự ủng hộ của nhân dân   B. Tài năng của Đinh Bộ Lĩnh
C. Sự liên kết với các sứ quân      D. Tất cả các câu trên đúng

Câu hỏi trắc nghiệm môn Lịch sử 7 bài: Nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê

Câu 1. Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi xưng là “Hoàng đế” có ý nghĩa gì?
A. Đinh Bộ Lĩnh muốn ngang hàng với Hoàng đế Trung Quốc
B. Đinh Bộ Lĩnh khẳng định nước ta độc lập và ngang hàng với Trung Quốc
C. Đinh Bộ lĩnh muốn khẳng định năng lực của mình
D. Đinh Bộ Lĩnh không muốn bắt chước Ngô Quyền
Câu 2. Quốc hiệu của nước ta dưới thời Đinh Bộ Lĩnh là gì?
A. Đại Việt       B. Vạn Xuân                       C. Đại Cồ Việt           D. Đại Ngu
Câu 3. Vua Đinh Tiên Hoàng đặt niên hiệu là gì?
A. Thái Bình      B. Thiên Phúc                   C. Hưng Thống          D. Ứng Thiên
Câu 4. Kinh đô Hoa Lư thời Đinh Tiên Hoàng nay thuộc tỉnh nào?
A. Tỉnh Hà Nam      B. Tỉnh Ninh Bình                 C. Tỉnh Nam Định   D. Tỉnh Thái Bình
Câu 5. Nhà Đinh có mấy đời vua? Đời vua cuối cùng là ai?
A. Hai đời vua. Vua cuối cùng là Đinh Điền        B. Hai đời vua. Vua cuối cùng là Đinh Toàn
C. Ba đời vua. Vua cuối cùng là Đinh Liễn          D. Bốn đời vua. Vua cuối cùng là Đinh Toàn
Câu 6. Nhà Đinh tồn tại trong thời gian bao lâu?
A. 10 năm                  B. 15 năm                  C. 14 năm                              D. 12 năm
Câu 7. Những việc làm nào của Đinh Bộ Lĩnh cho thấy tinh thần tự chủ tự cường, khẳng định chủ quyền quốc gia dân tộc?
A. Tự xưng “Hoàng đế”, đặt Quốc hiệu là Đại Cổ Việt
B. Đóng đô ở Hoa Lư
C. Đặt niên hiệu là Thái Bình, cấm sử dụng niên hiệu là Trung Quốc
D. Tất cả các câu trên đều đúng
Câu 8. Lê Hoàn lên ngôi vua trong hoàn cảnh lịch sử như thế nào?
A. Nội bộ triều đình mâu thuẫn sau khi Đinh Tiên Hoàng mất
B. Đinh Tiên Hoàng mất. Vua kế vị còn nhỏ nhà Tống chuẩn bị xâm lược nước ta
C. Thế lực Lê Hoàn mạnh, ép nhà Đinh nhường ngôi
D. Đinh Tiên Hoàng mất, các thế lực trong triều ủng hộ Lê Hoàn
Câu 9. Lê Hoàn lên ngôi vua vào năm nào? Đặt niên hiệu là gì?
A. Năm 980. Niên hiệu Thái Bình  B. Năm 979. Niên hiệu Hưng Thống
C. Năm 980. Niên hiệu Thiên Phúc D. Năm 981. Niên hiệu Ứng Thiên
Câu 10. Khi Lê Hoàn lên ngôi vua, nước ta phải đối phó với quân xâm lược nào?
A. Nhà Minh ở Trung Quốc      B. Nhà Tống ở Trung Quốc
C. Nhà Đường ở Trung Quốc   D. Nhà Hán ở Trung Quốc
Câu 11. Nhà Tiền Lê được thành lập và tồn tại trong khoảng thời gian nào?
A. Năm 979 đến năm 1008             B. Năm 980 đến năm 1009
C. Năm 981 đến năm 1007             D. Năm 982 đến năm 1009
Câu 12. Trong xã hội thời Đinh-Tiền Lê, tầng lớp nào dưới cùng của xã hội?
A. Tầng lớp nông dân                      B. Tầng lớp công nhân
C. Tầng lớp thợ thủ công                 D. Tầng lớp nông nô
Câu 13. Triều đình trung ương thời tiền Lê được tổ chức như thế nào?
A. Vua đứng đầu, giúp vua có quan văn, quan võ
B. Vua nắm chính quyền và chỉ huy quân đội
C. Vua đứng đầu nằm toàn quyền, giúp việc vua có Thái Sư và Đại Sư
D. Vua đứng đầu nằm toàn quyền, giúp việc vua có các con của vua
Câu 14. Nhà Tiền Lê đã tổ chức các đơn vị hành chính trong cả nước như thế nào?
A. Chia thành 10 lộ, dưới lộ có phủ và châu        B. Chia thành 10 lộ, dưới lộ có phủ và huyện
C. Chia thành 10 lộ, dưới lộ có châu và huyện    D. Chia thành 10 lộ, dưới lộ có huyện và xã
Câu 15. Quân đội thời Tiền Lê có những bộ phận nào?
A. Bộ binh, tượng binh và kị binh                         B. Cấm quân và quân địa phương
C. Quân địa phương và quân các lộ                       D. Cấm quân và quân các lộ
Câu 16. Lê Hoàn chỉ huy cuộc kháng chiến chống Tống giành thắng lợi ở đâu?
A. Ở sông Như Nguyệt                     B. Ở Chi Lăng-Xương Giang
C. Ở Rạch Gầm-Xoài mút                            D. Ở sông Bạch Đằng
Câu 17. Ý nghĩa của kháng chiến chống quân xâm lược Tống?
A. Biểu thị ý chí quyết tâm chống ngoại xâm của nhân dân ta
B. Chứng tỏ 1 bước phát triển của đất nước
C. Chứng tỏ khả năng bảo vệ độc lập dân tộc của Đại Việt       D. Tất cả các câu trên đúng
Câu 18. Bộ máy nhà nước thời Đinh-Tiền Lê được đánh giá như thế nào?
A. Sơ khai                  B. Tương đối hoàn chỉnh                 C. Phức tạp                 D. Đơn giản
Câu 19. Nhà Lê đã làm gì để phát triển sản xuất?
A. Mở rộng việc khai khẩn đất hoang                   B. Chú trọng công tác thủy lợi đào vét kênh ngòi
C. Tổ chức lễ Cày tịch điền và tự mình cày mấy đường                         D. Tất cả câu trên đều đúng
các bn lm hộ mik vs, mik cần gấp ạ
 

Bài tập đã có 1 trả lời, xem 1 trả lời ... | Chính sách thưởng | Quy chế giải bài tập
Không chấp nhận lời giải copy từ Trợ lý ảo / ChatGPT. Phát hiện 1 câu cũng sẽ bị xóa tài khoản và không được thưởng
Đăng ký tài khoản để nhận Giải thưởng khi trả lời bài tập.
Đăng ký tài khoản để có thể trả lời bài tập này!

Đăng ký qua Facebook hoặc Google:

Hoặc lựa chọn:
Đăng ký bằng email, điện thoại Đăng nhập bằng email, điện thoại
Lazi.vn