Cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới làCâu 1: Cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới là A. Cách mạng Hà Lan. B. Đấu tranh thống nhất nước Đức. C. Duy tân Minh Trị. D. Đấu tranh giành độc lập của nhân dân Bắc Mĩ. Câu 2: Sự kiện nào trong tiến trình Cách mạng tư sản Pháp (cuối thế kỉ XVIII) được đề cập đến trong đoạn thơ dưới đây? “Tháng bảy nóng, bụi mờ và nắng ngập Tất cả Pa-ri nổi dậy tưng bừng Không gian xanh dội tiếng hát vang lừng Hồn cách mệnh đã châm ngòi thuốc nổ” (Tố Hữu) A. Vua Lu-i XVI bị xử tử vì tội phản quốc. B. Quần chúng cách mạng đánh chiếm ngục Ba-xti. C. Quốc hội Lập hiến tuyên bố “tổ quốc lâm nguy”. D. “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền” được thông qua. Câu 3: Ba nhà tư tưởng lớn đại diện cho trào lưu Triết học ánh sáng ở Pháp thế kỉ XVIII là A. Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Rút-xô. B. Phu-ri-ê, Ô-oen, Vôn-te. C. Vôn-te, Rut-xô, Ô Oen. D. Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Phu-ri-ê. Câu 4: Các chính sách của Công xã Pari nhằm phục vụ quyền lợi cho đối tượng nào? A. Nhân dân lao động. B. Giai cấp tư sản. C. Quý tộc phong kiến. D. Tăng lữ giáo hội. Câu 5: Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Anh là A. “Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”. B. “Chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt”. C. “Chủ nghĩa đế quốc thực dân”. D. “Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến”. Câu 6: Sự kiện nào được coi là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1905 – 1907 ở Nga? A. Cuộc khởi nghĩa của thủy thủ trên chiến hạm Pô-tem-kin (tháng 6/1905). B. Cuộc biểu tình của 14 vạn công nhân Xanh Pê-téc-bua (tháng 1/1905). C. Cuộc khởi nghĩa vũ trang của nhân dân Mát-xcơ-va (tháng 12/1905). D. Lễ kỉ niệm ngày Quốc tế lao động của công nhân toàn Nga (1/5/1905). Câu 7: Đến giữa thế kỉ XIX, Ấn Độ trở thành thuộc địa của đế quốc nào? A. Hà Lan. B. Đức. C. Pháp. D. Anh. Câu 8: Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Nhật là gì? A. Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi. B. Chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt. C. Chủ nghĩa đế quốc thực dân. D. Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến. |