Phát biểu nào là đúng khi nói về nam châm?Câu 1. Phát biểu nào là đúng khi nói về nam châm? A. Các cực cùng tên thì đẩy nhau, khác tên thì hút nhau. B. Có thể có nam châm một cực và nam châm hai cực. C. Một nam châm có thể có hai cực cùng tên và hai cực khác tên. D. Cực Bắc của thanh nam châm luôn có từ tính mạnh hơn Cực Nam Câu 2. Thí nghiệm nào chứng tỏ không gian tại một điểm trên bàn làm việc có tồn tại từ trường? A. Kim nam châm không định hướng Bắc- Nam. B. Kim nam châm luôn định hướng Bắc- Nam. C. Kim nam châm luôn định hướng Đông- Nam… D. Kim nam châm luôn định hướng Bắc- Tây. Câu 3. Vì sao có thể nói Trái Đất là một thanh nam châm khổng lồ? A. Vì Trái Đất hút tất cả các vật về phía nó. B. Vì Trái Đất hút các vật bằng sắt thép mạnh hơn các vật bằng vật liệu khác. C. Vì không gian bên trong và xung quanh Trái Đất tồn tại từ trường. D. Vì trên bề mặt Trái Đất có nhiều mỏ đá nam châm. Câu 4. Đâu là ứng dụng của nam châm điện trong đời sống? A. La bàn. B. Chuông điện. C. Bàn là. D. Cân. Câu 5. Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng đối với cơ thể sinh vật là: A. cung cấp nguyên liệu cấu tạo nên tế bào và cơ thể, cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống. B. cung cấp nguyên liệu cấu tạo nên tế bào và cơ thể, duy trì sự sống C. cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống, duy trì sự sống D. duy trì sự sống và sinh trưởng Câu 6. Ở sinh vật nhân thực, quá trình hô hấp tế bào diễn ra trong bào quan là A. ti thể. B. lục lạp. C. ribosome. D. nhân tế bào. Câu 7. Sự trao đổi khí ở thực vật diễn ra trong quá trình A. hô hấp. B. quang hợp. C. quang hợp và hô hấp. D. hấp thụ kháng, quang hợp và hô hấp. Câu 8. Khi vận động mạnh như chơi thể thao, lao động nặng,… nhịp hô hấp của cơ thể sẽ tăng lên vì: A. tốc độ hô hấp tế bào tăng dẫn đến nhu cầu thải oxygen và hấp thụ carbon dioxide tăng. B. tốc độ hô hấp tế bào tăng dẫn đến nhu cầu thải carbon dioxide và hấp thụ oxygen tăng. C. tốc độ hô hấp tế bào tăng dẫn đến nhu cầu thải nitrogen và hấp thụ oxygen tăng. D. tốc độ hô hấp tế bào tăng dẫn đến nhu cầu thải oxygen và hấp thụ nitrogen tăng. Câu 9. Ở thực vật, sự trao đổi khí với môi trường bên ngoài được thực hiện chủ yếu qua A. tế bào biểu mô ở lá cây. B. tế bào biểu bì của lá cây. C. tế bào mô mềm ở lá cây. D. tế bào khí khổng ở lá cây. Câu 10. Trong thí nghiệm xác định có sự tạo thành tinh bột trong quá trình quang hợp ở cây xanh, việc đặt cây thí nghiệm vào chỗ tối 2 ngày nhằm A. làm tạm dừng quá trình quang hợp, tạo điều kiện cho tinh bột hình thành trong lá trước đó được vận chuyển hoặc phân giải hết. B. làm tạm dừng quá trình quang hợp, tạo điều kiện cho diệp lục hình thành trong lá trước đó được vận chuyển hoặc phân giải hết. C. làm tăng cường quá trình quang hợp, tạo điều kiện cho tinh bột được tổng hợp nhanh và nhiều hơn. D. làm tăng cường quá trình quang hợp, tạo điều kiện cho diệp lục được tổng hợp nhanh và nhiều hơn. Câu 12. Trong các thí nghiệm thực hành về hô hấp tế bào ở thực vật thông qua sự nảy mầm của hạt, việc ngâm hạt trong nước ấm từ 4 – 12 giờ nhằm A. giúp hạt hấp thụ đủ nước để đạt kích thước tối đa. B. giúp hạt hấp thụ đủ nước để hạn chế quá trình hô hấp tế bào. C. giúp hạt hấp thụ đủ nước để kích thích quá trình hô hấp tế bào. D. giúp hạt hấp thụ đủ nước để duy trì ổn định nhiệt độ trong hạt. Câu 13. Cho các yếu tố như thức ăn, oxygen, carbon dioxide, nhiệt năng, chất thải, chất hữu cơ, ATP. Xác định những yếu tố mà cơ thể người lấy vào, thải ra và tích luỹ trong cơ thể. A. Yếu tố lấy vào là carbon dioxide, oxygen. Yếu tố thải ra/giải phóng là thức ăn, nhiệt năng, chất thải. Yếu tố tích lũy là chất hữu cơ, ATP. B. Yếu tố lấy vào là thức ăn, oxygen. Yếu tố thải ra/giải phóng là carbon dioxide, nhiệt năng, chất thải. Yếu tố tích lũy là chất hữu cơ, ATP. C. Yếu tố lấy vào là chất hữu cơ, thức ăn, oxygen. Yếu tố thải ra/giải phóng là nhiệt năng, chất thải. Yếu tố tích lũy là carbon dioxide, ATP. Câu 14: Chất nào sau đây là sản phẩm của quá trình trao đổi chất được động vật thải ra môi trường? A. Oxygen. B. Chất dinh dưỡng. C. Carbon dioxide. D. Vitamin. Câu 15: Trong quá trình quang hợp, cây xanh chuyển hoá năng lượng ánh sáng mặt trời thành dạng năng lượng nào sau đây? A. Quang năng. B. Nhiệt năng. C. Cơ năng. D. Hoá năng. Câu 16: Yếu tố nào sau đây vừa là nguyên liệu của quá trình quang hợp, vừa là yếu tố tham gia vào việc đóng mở khí khổng để trao đổi khí? A. Nước B. Không khí C. Ánh sáng D. Oxygen. Câu 17: Trong quá trình hô hấp tế bào, Oxygen và nước đóng vai trò A. Sản phẩm B. Dung môi C. Nguyên liệu D. Năng lượng Câu 18: Hô hấp diễn ra càng mạnh thì lượng chất hữu cơ và chất dinh dưỡng trong nông sản sẽ như thế nào? A. Càng tăng lên cao, gây giảm sút khối lượng nông sản B. Tiêu hao càng nhiều, gây giảm sút khối lượng và chất lượng nông sản C. Càng tăng lên cao, gây giảm sút chất lượng nông sản. D. Cả đáp án B, C đều đúng. E. Câu 19: Sự trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường tuân theo cơ chế F. khuếch tán. G. vận chuyển chủ động. H. vận chuyển thụ động. I. Cả 2 phương án B, C đều đúng. Câu 20: Sự trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường tuân theo cơ chế A. khuếch tán. B. vận chuyển chủ động. C. vận chuyển thụ động. D. Cả 2 phương án B, C đều đúng. II. PHẦN TỰ LUẬN Câu 23 a/ Nêu các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quá trình quang hợp. b/ Viết phương trình quang hợp. Xác định nguyên liệu và sản phẩm của quang hợp? c/ Trình bày mối quan hệ hai chiều giữa tổng hợp và phân giải chất hữu cơ ở tế bào. Câu 25 Vận dụng sự hiểu biết về hô hấp tế bào. Hãy đề ra các biện pháp để bảo vệ sức khỏe con người? |