ĐỀ ÔN TẬP HK2 NGỮ VĂN 10I. ĐỌC (6,0 điểm) Đọc văn bản: ĐỀ ÔN TẬP HK2 Ở GIỮA CÂY VÀ NỀN TRỜI Thi Hoàng Dường như là chưa có buổi chiều nào Xanh như buổi chiều nay, xanh ngút mắt Cây cứ đứng với nền trời khao khát Nâng chiếc mầm trên tận đỉnh cây cao. Sau chiều nay ta phải tốt lên nhiều Thiên nhiên ở với mình cao cả quá Tiếng lá động ân cần như tiếng mẹ Và vòm trời mong ngóng lại như cha. Đừng phút giây quên đối mặt quân thù Đừng hờ hững với đời như bọt bể Sắc diệp lục um tùm đang nói thế Sắc trời xanh day dứt chẳng vô tình. Trời thì xanh như rút ruột mà xanh Cây thì biếc như vặn mình mà biếc Mặt trời toả như trái tim nồng nhiệt Trong cái chiều nhân nghĩa đến sâu xa. Một tên người ai gọi cứ ngân nga... (In trong Các nhà thơ Hải Phòng, tập 2, Nguyễn Cảnh Ân sưu tầm, hiệu đính, NXB Văn học, 2014, tr.29) Lựa chọn đáp án đúng nhất: Câu 1. Văn bản trên được viết theo thể thơ nào? A. Lục bát. B. Tám chữ C. Song thất lục bát. D. Thất ngôn bát cú. Câu 2. Chủ thể trữ tình của bài thơ xuất hiện qua từ ngữ nhân xưng “ta”, “mình” chỉ những ai? A. Tác giả và mọi người. B. Tác giả và người yêu. C. Tác giả và mẹ. D. Anh và em. Câu 3. Ý nào sau đây thể hiện đúng nhất nội dung chính của bài thơ? A. Bức tranh buổi chiều nhẹ nhàng, ấm áp với cây cao và trời xanh. B. Suy tư về sự cao cả, nhân từ của tự nhiên, từ đó hướng con người đến những lẽ sống đẹp ở đời. C. Thiên nhiên đang nỗ lực, cố gắng vượt lên trên hoàn cảnh khắc nghiệt để duy trì sự sống. D. Bức tranh thiên nhiên tươi đẹp mang đặc trưng của làng cảnh Việt Nam. Câu 4. Cách gieo vần trong khổ 3 như thế nào? A. Gieo vần lưng ở dòng 1 với dòng 3; dòng 2 với dòng 4. B. Gieo vần chân ở dòng 1 với dòng 3; dòng 2 với dòng 4. C. Gieo vần chân ở dòng 2 với dòng 3. D. Không gieo vần. Câu 5. Vì sao tác giả cho rằng “Sau chiều nay ta phải tốt lên nhiều” ? A. Vì cảm nhận được mặt trời tỏa sáng như trái tim nồng nhiệt. B. Vì sắc diệp lục của lá cây và màu xanh của vòm trời rất đẹp. vì hối tiến hải những điều SAN KHẢI đã nêu m nha thiên nhiên |