Câu 1: Người trong độ tuổi nào dưới đây mới đủ quyền tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân?
- A. Đủ 16 tuổi trở lên
- B. Đủ 18 tuổi trở lên.
- C. Đủ 20 tuổi trở lên
- D. Đủ 21 tuổi trở lên.
Câu 2: Độ tuôi nào dưới đây đủ điều kiện tham gia ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp?
- A. Đủ 16 tuổi trở lên
- B. Đủ 18 tuổi trở lên.
- C. Đủ 20 tuổi trở lên
- D. Đủ 21 tuổi trở lên.
Câu 3: Hiến pháp 2013 quy định mọi công dân?
- A. Đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và ứng cử.
- B. Đủ 21 tuổi trở lên có quyền bầu cử và ứng cử.
- C. Từ 18 đến 21 tuổi có quyền bầu cử và ứng cử.
- D. Đủ 18 tuổi có quyền bầu cử, đủ 21 tuổi có quyền ứng cử.
Câu 4: Quyền nào dưới đây không phải quyền tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội của công dân?
- A. Bất khả xâm phạm về thư tín, điện thoại, điện tín.
- B. Tham gia xây dựng bộ máy nhà nước và các tô chức xã hội.
- C. Giám sát và đánh giá các hoạt động, các công việc chung của Nhà nước và xã hội.
- D. Tham gia bàn bạc, tổ chức thực hiện các công việc chung của Nhà nước và xã hội
Câu 5: Việc làm nào dưới đây không phải tham gia quyền quản lí Nhà nước, quản lí xã hội của công dân?
- A. Bầu cử đại biểu Quốc hội.
- B. Đăng kí sở hữu tài sản cá nhân.
- C. Khiếu nại việc làm trái pháp luật của cán bộ nhà nước.
- D. Biểu quyết khi được nhà nước trưng câu ý dân.
Câu 6: Công dân từ bao nhiêu tuổi trở lên có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân?
- A. Đủ 18 tuổi trở lên
- B. Đủ 20 tuổi trở lên.
- C. Đủ 21 tuổi trở lên
- D. Đủ 23 tuổi trở lên.
Câu 7: Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được tiến hành theo nguyên tắc
- A. phổ thông, bình đẳng, gián tiếp và bỏ phiếu kín.
- B. phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
- C. phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu công khai.
- D. phố thông, bình đẳng, gián tiếp và bỏ phiếu công khai.
Câu 8: Công dân gián tiếp tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội thông qua quyền
- A. Bầu cử đại biều Quốc hội.
- B. Ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân.
- C. Được biểu quyết khi Nhà nước trưng câu ý dân.
- D. Đóng góp ý kiến với Quốc hội trong những lần đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri.
Câu 9: Việc làm nào dưới đây thể hiện quyên tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân?
- A. Bảo vệ mội trường.
- B. Vượt khó trong học tập.
- C. Nộp thuế theo đúng quy định
- D. Bầu cử đại biểu Quốc hội
Câu 10: Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lí nhà nước và xã hội bằng cách
- A. bỏ qua những ý kiến thắc mắc, kiến nghị của công dân.
- B. trì hoãn việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân.
- C. thiếu minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân.
- D. công khai, minh bạch trong tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân.