ĐỀ 2:
I. ĐỌC – HIỂU
Đọc đoạn trích:
...Enrico, hãy nhớ điều này: mỗi khi con gặp một cụ già, một kẻ khó, một
người đàn bà đang bế con, một người què chống nạng, một người đang còng
lưng gánh nặng, một gia đình đang tang tóc, con đều phải nhường bước cung
kính. Chúng ta phải kính trọng: tuổi già, nỗi khổ, tình mẹ con, kẻ tật nguyền, sự
vất vả và cái chết.
Mỗi khi con thấy một kẻ sắp bị xe húc phải, nếu là một người lớn thì con
phải thét lên báo cho người ta tránh, nếu là một em bé thì con hãy chạy đến cứu
ngay. Thấy một đứa bé đứng khóc một mình, hãy hỏi tại sao nó khóc và an ủi
nó, nếu con có thể làm được. Người già rơi cái gậy, con hãy nhặt lên cho người
ta. Nếu hai đứa trẻ đánh nhau, con hãy can ngay chúng ra. Nhưng nếu là hai
người lớn thì con hãy tránh xa ra, để khỏi phải chứng kiến cảnh hung dữ thô bạo,
làm cho tấm lòng thành ra sắt đá. (..) Con không được nhạo báng ai hết, đừng
chen lấn ai hết, đừng la hét, phải tôn trọng trật tự của đường phối! Trình độ giáo
dục của một dân tộc có thể đánh giá qua thái độ của con người trên đường phố.
Ở đâu mà con thấy cảnh thô lỗ diễn ra ngoài đường phố thì con chắc chắn sẽ
thấy cảnh thô lỗ diễn ra trong các gia đình vậy...
(Theo Edmondo De Amicis, Những tấm lòng cao cả, NXB Văn học, Hà Nội,
2002)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1 (0,5). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2 (0,75). Hãy chỉ ra 02 câu văn thể hiện “tấm lòng" trong đoạn trích.
Câu 3 (1,0). Tại sao người cha lại khuyên con rằng: Chúng ta phải kính
trọng: tuổi già, nỗi khổ, tình mẹ con, kẻ tật nguyền, sự vất vả và cái chết?
Câu 4 (0,75). Anh/Chị hãy nhận xét về thái độ của tác giả trong đoạn
trích trên.