Vẻ đẹp cảnh sắc thiên nhiên và tình người tha thiết qua 02 đoạn thơ trong bài “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc TửĐề 1: Vẻ đẹp cảnh sắc thiên nhiên và tình người tha thiết qua 02 đoạn thơ trong bài “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử. “Gió theo lối gió, mây đường mây Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay Thuyền ai đậu bến sông trăng đó Có chở trăng về kịp tối nay? Mơ khách đường xa, khách đường xa Áo em trắng quá nhìn không ra Ở đây sương khói mờ nhân ảnh Ai biết tình ai có đậm đà ?” (Trích “Đây thôn Vĩ Dạ” - Hàn Mặc Tử - SGK Ngữ văn lớp 11, tập hai, trang 39) Hướng dẫn 1. Mở bài: - Giới thiệu tác giả Hàn Mặc Tử, tác phẩm “Đây thôn Vĩ Dạ” (xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác). - Nêu nội dung đề: Vẻ đẹp cảnh sắc thiên nhiên và tình người tha thiết qua 02 đoạn thơ trong bài “Đây thôn Vĩ Dạ” + Dẫn nguyên văn 02 đoạn thơ. 2. Thân bài: a. Cảnh sắc thiên nhiên: a1. Cảnh sông nước và đêm trăng: + Sông nước chia lìa (dc 2 câu đầu đoạn 1- pt - bình) + Đêm trăng huyền ảo (dc 2 câu sau đoạn 1 – pt – bình – đánh giá) a2. Cảnh sương khói mờ ảo thôn Vĩ (dc 3 câu đầu đoạn 2 – pt – bình – đánh giá) b. Tình người tha thiết b1. Khát khao giao cảm (cảm nhận sự chia lìa) (dc đoạn 1 - pt – bình – đánh giá) b2. Khát vọng tình yêu trong thực tại (thể hiện qua sự hoài nghi) (dc đoạn 2 – pt – bình – đánh giá) ( Khao khát sống, khát khao gắn bó với con người, với cuộc đời một cách tha thiết. c. Đánh giá nội dung và trình bày nghệ thuật. - Nội dung: Vẻ đẹp của bức tranh phong cảnh Vĩ Dạ và lòng yêu đời, ham sống mãnh liệt mà đầy uẩn khúc của nhà thơ. - Trình bày nghệ thuật chung: sử dụng câu hỏi tu từ, nghệ thuật nhân hóa, so sánh; thủ pháp lấy động gợi tĩnh, hình ảnh sáng tạo, có sự hòa quyện giữa thực và ảo. 3. Kết bài: - Khẳng định lại nội dung đề. - Liên hệ, nâng cao. Mình đang cần gấp bài giống với dàn ý |