Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau:SỞ – ĐỀ THAM KHẢO 3 I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau: Mỗi chúng ta đều có những nhu cầu về thể chất và cảm xúc. Nhu cầu thể chất là những thứ như thức ăn, nước uống, giấc ngủ, hơi ấm và nơi ở. Nhu cầu cảm xúc là những thứ như nhu cầu được công nhận, cảm kích và tin tưởng. Được thích và được yêu, được tôn trọng và bảo đảm. Có thể tin và được tin, hiểu và được hiểu, cảm thấy được tôn trọng và đáng giá. Dù các nhu cầu của bạn ở mức độ nào, khi chúng bằng. Bạn cảm thấy cuộc đời bạn có mục đích và ý nghĩa. được đáp ứng, bạn sẽ cảm thấy *** Tuy nhiên, chúng ta không thể trách người khác vì khiến mình cảm thấy tệ, chúng ta cũng không thể nhờ người khác đáp ứng nhu cầu cảm xúc của mình và khiến mình cảm thấy tốt. Không phải chúng ta không thể kết nối với mọi người để góp phần đáp ứng nhu cầu cảm xúc và nhu cầu xã hội của mình, chỉ là chúng ta không nên kỳ vọng họ chịu trách nhiệm đáp ứng các nhu cầu ấy. ( Trích Không làm thinh với cảm xúc, Gill Hasson, NXB Thế giới, 2019, tr 53,54) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2. Theo đoạn trích, khi các nhu cầu về thể chất và cảm xúc được đáp ứng, con người sẽ cảm thấy như thế nào? an toàn, cân Câu 3. Nêu hiệu quả của 01 phép tu từ được sử dụng trong đoạn trích: “Nhu cầu cảm xúc là những thứ như nhu cầu được công nhận, cảm kích và tin tưởng. Được thích và được yêu, được tôn trọng và bảo đảm. Có thể tin và được tin, hiểu và được hiểu, cảm thấy được tôn trọng và đáng giá”. Câu 4. Anh/chị hãy nhận xét về quan điểm của tác giả trong đoạn trích? II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về sự cần thiết phải tôn trọng cảm xúc của người khác trong cuộc sống. Câu 2 (5.0 điểm) Trong tùy bút Người lái đò Sông Đà, nhà văn Nguyễn Tuân viết: “...Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một ảng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân. Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên Sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng nước Sông Đà. Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm Sông Lô. Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về. Chưa hề bao giờ tôi thấy dòng Sông Đà là đen như thực dân Pháp đã đè ngựa con sông ta ra đổ mực Tây vào mà gọi bằng một cái tên Tây láo lếu, rồi cứ thế mà phiết vào bản đồ lai chữ. Con Sông Đà gợi cảm. Đối với mỗi người, Sông Đà lại gợi một cách. Đã có lần tôi nhìn Sông Đà như một cố nhân. Chuyến ấy ở rừng đi núi cũng đã hơi lâu đã thấy thèm chỗ thoáng. Mải bám gót anh liên lạc, quên đi mất là mình sắp đổ ra Sông Đà. Xuống một cái dốc núi, trước mắt thấy loang loáng như trẻ con nghịch chiếu gương vào mắt mình rồi bỏ chạy. Tôi nhìn cái miếng sáng loé lên một màu nắng tháng ba Đường thi “Yên hoa tam nguyệt hả Dương Châu”. Bờ sông Đà, bãi Sông Đà, chuồn chuồn bướm bướm trên Sông Đà. Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng. Đi rừng dài ngày rồi lại bắt ra Sông Đà, đúng thế, nó đằm đằm ấm ấm như gặp lại cố nhân, mặc dầu người cố nhân ấy mình biết là lắm bệnh lắm chứng, chốc dịu dàng đấy, rồi chốc lại bẳn tính và gắt gỏng thác lũ ngay đấy...” (Ngữ văn 12, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, trang 191) |