Huy Trung | Chat Online
04/05/2023 20:35:33

Trong các sự vật và hiện tượng sau, em hãy chỉ ra vật tác dụng lực và kết quả mà lực đã gây ra cho vật bị nó tác dụng


ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6

I. Tự luận

Câu 1. Trong các sự vật và hiện tượng sau, em hãy chỉ ra vật tác dụng lực và kết quả mà lực đã gây ra cho vật bị nó tác dụng:

a) Một tấm bê tông làm nắp bể nước mới đổ xong còn chưa đông cứng, trên mặt in hằn lõm các vết chân gà.

b) Một chiếc nồi nhôm bị bẹp nằm bên dưới một chiếc thang tre bị đổ ngay trên mặt đất.

c) Trời dông, một chiếc lá bàng bay lên cao.

d) Một cành cây bàng ở dưới thấp bị gãy.

e) Chiếc phao của một cần câu đang nổi, bỗng bị chìm xuống nước.

Câu 2. Hãy vẽ các mũi tên biểu diễn lực trong các trường hợp sau đây theo tỉ xích 0,5 cm ứng với 5 N:

a) Xách túi gạo với lực 30 N.

b) Đẩy cánh cửa với lực 20 N theo phương ngang.

c) Kéo chiếc ghế với lực 25 N theo phương xiên một góc 600.

d) Cánh tay tì vào mặt bàn theo phương thẳng đứng với lực 5 N.

Câu 3. Hãy nêu khái niệm lực ma sát trượt, lực ma sát nghỉ.

Câu 4. Hãy nêu khái niệm trọng lượng, khối lượng, lực hấp dẫn.

Câu 5. Hãy giải thích tại sao khi thấy dầu nhớt bị đổ ra đường người ta phải lập tức lấy cát lấp lên.

Câu 6. Khi oto đi qua vũng lầy, người lái xe tăng mạnh ga nhưng bánh xe chỉ quay tròn tại chỗ mà xe không thể tiến lên được. Trong trường hợp này ta cần phải khắc phục như thế nào?

Câu 7. Hãy giải thích tại sao các vận động viên đua xe đạp lại đội một chiếc mũ có hình dạng đặc biệt và khi đi thường cúi gập người xuống.

Câu 8. Treo thẳng đứng một lò xo, đầu dưới gắn với một quả cân 100g thì lò xo có độ dài là 11cm; nếu thay bằng quả cân 200g thì lò xo có độ dài là 11,5cm. Hỏi nếu treo quả cân 500g thì lò xo có độ dài bao nhiêu?

Câu 9. Dùng quả nặng có khối lượng bằng 50g treo vào đầu một lò xo, lò xo dãn ra 0,1dm. Muốn lò xo dãn ra 3cm thì treo thêm quả nặng nặng bao nhiêu?

Câu 10. Một lò xo có độ dài ban đầu là 12cm. Khi treo một vật có trọng lượng 10N, độ dài của nó là 20cm. Nếu độ dài của lò xo là 28cm thì trọng lượng của vật là bao nhiêu?

Câu 11. Có thể truyền năng lượng theo những cách nào?

Câu 12. Hãy nêu một số dạng năng lượng thường gặp và dấu hiệu nhận biết.

Câu 13. Mối liên hệ giữa năng lượng và tác dụng lực?

Câu 14. Phát biểu định luật bảo toàn năng lượng.

Câu 15. Năng lượng hao phí xuất hiện khi nào? Thường được sinh ra dưới dạng nào?

Câu 16. Nêu điểm khác nhau giữa nguồn năng lượng tái tạo và nguồn năng lượng không tái tạo.

Câu 17. Tại sao cần tiết kiệm năng lượng và nêu một số biện pháp tiết kiệm năng lượng?

Câu 18. Nêu  một số bệnh do nguyên sinh vật gây ra.

Câu 19. Trình bày các đại diện và đặc điểm các nhóm thực vật: Hạt trần, Hạt kín. Phân biệt  hai nhóm thực vật có mạch và không có mạch.

Câu 20. Nhận biết các nhóm động vật không xương sống và động vật có xương sống. Phân biệt hai nhóm động vật không xương sống và có xương sống. Lấy ví dụ minh hoạ.

Câu 21. Giải thích vì sao cần bảo vệ đa dạng sinh học.

Câu 22. Giải thích vai trò của Thực vật trong tự nhiên và trong đời sống.

II. Trắc nghiệm

Câu 1: Chọn đáp án đúng. Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi

A. Quyển sách để yên trên mặt bàn nằm nghiêng

B. Ô tô đang chuyển động, đột ngột hãm phanh 

C. Quả bóng bàn đặt trên mặt nằm ngang nhẵn bóng

D. Xe đạp đang xuống dốc

Câu 2: Trường hợp nào sau đây lực xuất hiện không phải là lực ma sát?

A. Xe đạp đi trên đường

B. Đế giày lâu ngày đi bị mòn

C. Lò xo bị nén

D. Người công nhân đẩy thùng hàng mà nó không xê dịch chút nào

Câu 3: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào lực ma sát có ích?

A. Bảng trơn không viết được phấn lên bảng.

B. Xe đạp đi nhiều nên xích, líp bị mòn.

C. Người thợ trượt thùng hàng trên mặt sàn rất vất vả.

D. Giày dép sau thời gian sử dụng đế bị mòn.

Câu 4: Hiện tượng nào sau đây là kết quả tác dụng của lực hút của Trái Đất?

A. Quả bưởi rụng trên cây xuống.

B. Hai nam châm hút nhau.

C. Đẩy chiếc tủ gỗ chuyển động trên sàn nhà.

D. Căng buồm để thuyền có thể chạy trên mặt nước.

Câu 5: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào chịu lực cản của nước?

A. Quả dừa rơi từ trên cây xuống.

B. Bạn Lan đang tập bơi.

C. Bạn Hoa đi xe đạp tới trường.

D. Chiếc máy bay đang bay trên bầu trời.

Câu 6: Vì sao đi lại trên bờ thì dễ dàng còn đi lại dưới nước thì khó hơn?

A. Vì nước chuyển động còn không khí không chuyển động.

B. Vì khi xuống nước, chúng ta “nặng” hơn.

C. Vì nước có lực cản còn không khí thì không có lực cản.

D. Vì lực cản của nước lớn hơn lực cản của không khí.

Câu 7: Nước trong ấm được đun sôi là nhờ

A. năng lượng từ bếp truyền cho ấm nước làm cho nhiệt độ của ấm nước tăng lên.

B. năng lượng từ bếp truyền cho môi trường bên ngoài nóng lên.

C. năng lượng từ không khí truyền cho ấm nước.

D. tác dụng lực của ấm đặt trên mặt bếp .

Câu 8: Khi một vật được thả rơi ở độ cao càng lớn thì

A. lực tác dụng xuống mặt đất càng nhỏ

B. lực tác dụng xuống mặt đất không thay đổi

C. lực tác dụng xuống mặt đất càng lớn

D. chưa đủ yếu tố để xác định được độ lớn lực tác dụng xuống mặt đất.

Câu 9: Dụng cụ nào sau đây khi hoạt động biến đổi phần lớn điện năng mà nó nhận vào thành nhiệt năng?

A. Điện thoại.       B. Máy hút bụi.    C. Máy sấy tóc.     D. Máy vi tính.

Câu 10: Khi nước chảy từ trên cao xuống nó có dạng năng lượng nào?

A. động năng

B. thế năng hấp dẫn

C. cả động năng và thế năng hấp dẫn

D. năng lượng khác

 

 

 

Bài tập đã có 2 trả lời, xem 2 trả lời ... | Chính sách thưởng | Quy chế giải bài tập
Không chấp nhận lời giải copy từ Trợ lý ảo / ChatGPT. Phát hiện 1 câu cũng sẽ bị xóa tài khoản và không được thưởng
Đăng ký tài khoản để nhận Giải thưởng khi trả lời bài tập.
Đăng ký tài khoản để có thể trả lời bài tập này!

Đăng ký qua Facebook hoặc Google:

Hoặc lựa chọn:
Đăng ký bằng email, điện thoại Đăng nhập bằng email, điện thoại
Lazi.vn