Đọc văn bản sau:ước Đọc văn bản sau: GỐM CHĂM Làng gốm bàu Trúc Ninh Thuận thuộc thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Ngôi làng này là một trong số những ngôi làng cổ bậc nhất ở Ninh Thuận, cũng là ngôi làng nổi tiếng với các sản phẩm gốm thủ công và kỹ thuật nung gốm độc đáo. Gốm Bàu Trúc được ngợi ca là sản phẩm thủ công mang nét đặc trưng không lẫn với gốm nơi khác trong cả nước. Làm lên sự độc đáo của dòng gốm Bàu Trúc chính là đất làm gốm tại cánh đồng sông Quao, cách làng gốm Bàu Trúc chừng 4 cây số về phía tây có khoảng 2 hécta đất dùng để làm nguyên liệu cho làng gốm Bàu Trúc. Từ vùng đất đặc biệt này, hàng vạn chiếc tháp Chăm, tượng vũ nữ Apsara sinh động, những cô gái Chăm đội nước duyên dáng, bình, lọ hay những vật dụng trong cuộc sống thường ngày...được sản xuất ở làng gốm Bàu Trúc đều lấy đất từ cánh đồng sông Quao. Theo các nghệ nhân gốm Chăm, đất gốm khai thác tại đây theo lẽ thường, sau mỗi lần khai thác thì đất chỗ đó phải lõm xuống, nhưng ở đây đất chỉ lõm trong một thời gian ngắn, khoảng một năm sau lại mọc trồi lên, hết lớp này tới lớp khác. Nhờ vậy người làm lại ra đó khai thác đất mọc về làm gốm. Hiện tượng thiên nhiên lạ này hiện chưa giải thích được rõ ràng. Quá trình phát triển nghề gốm của người Chăm ở tỉnh Bình Thuận đến nay chưa có một tài liệu nào đề cập một cách đầy đủ và rõ ràng. Mặt khác người Chăm theo chế độ mẫu hệ, những bí quyết truyền nghề, người mẹ chỉ dành riêng cho con gái. Các nghệ nhân làm gốm cao tuổi, chức sắc người Chăm cũng không ai biết rõ nguồn gốc nghề gốm của tộc người mình. Các tài liệu bằng chữ Chăm cổ, bia ký hay truyền thuyết liên quan đến nghề gốm cũng không lưu truyền lại. Bởi vậy nghề gốm Chăm có những bí quyết chế tác sản phẩm chủ yếu theo phương thức lưu truyền, không phổ biến ra ngoài. Qua tài liệu, sự độc đáo của dòng gốm Chăm không chỉ nằm ở bí quyết chất liệu đất mọc có độ kết dính đặc biệt mà còn nằm ở kỹ thuật xử lý vật liệu, chế tác hoàn toàn thủ công. Nguyên liệu chính làm gốm Bàu Trúc chủ yếu là: Đất sét, cát và nước ngọt. Để tạo hình sản phẩm gốm, nghệ nhân người Chăm phải thực hiện qua các quy trình cơ bản như làm đất, tạo dáng, nung gốm nhưng để tạo hình gốm thì không thể bỏ qua khâu chọn nguyên liệu. Một yếu tố tạo nên chất nghệ thuật của gốm Bàu Trúc nằm công đoạn tạo dáng. Tạo dáng gốm gồm: nặn hình, trang trí, miết láng và tu sửa gốm. Từ một khối đất người thợ gốm Bàu Trúc sẽ nặn, tạo hình thành nhiều loại sản phẩm khác nhau, sau khâu tạo dáng là khâu trang trí những hoa văn, các hoa văn chính có hình sóng nước, hình tam giác, tứ giác, hình vuông hay tròn, hình trăng khuyết, hình xoắn, hình cây, hình que, hoa lá, hoa văn chữ S, vỏ sò, ốc, hoặc những hoa văn hình hoa lá cách điệu. Nghệ thuật rắc màu lên áo gốm là cách thức tự do và ngẫu nhiên nhất, bởi vậy gốm Bàu Trúc được trang trí bằng sắc màu rất lạ, rất sống động. Bố cục trên các tác phẩm gốm thể hiện tự nhiên, phóng khoáng, tối giản. Hoa văn thường trang trí ở vai gốm, hoặc tạo đường viền ở vai và gần đáy gốm, hiếm khi họ trang trí toàn thân gốm. Theo các nghệ nhân, người Chăm làng Bàu Trúc là cộng đồng người Chăm Ahier, họ kiêng kỵ vẽ hoa văn hình động vật, hình người trên gốm bởi quan niệm hỏa táng (nghi thức trong lễ tang của người Chăm Bàlamôn). Gốm Bàu Trúc được nung lộ thiên nên trước khi xếp gốm, người thợ phải xếp các nguyên liệu nung (củi, rơm, trấu) thành những lớp nền nhất định. Những kỹ thuật này vừa quyết định chất lượng của sản phẩm gốm vừa khẳng định những giá nghệ thuật thể hiện trên gốm. Nghề gốm có vị trí quan trọng đối với người dân làng Bàu Trúc bởi các giá trị: lịch sử, kinh tế, khoa học, văn hóa - xã hội và nghệ thuật. Do vậy, việc bảo tồn nghề gốm truyền thống vừa mang ý nghĩa kinh tế vừa là sự bảo tồn một trong những nghề thủ công truyền thống quan trọng của người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận còn lại đến nay. Với những giá trị đặc sắc, nghệ thuật làm gốm truyền thống của người Chăm Bàu Trúc là dấu ấn của lịch sử, của văn hóa - xã hội, được cộng đồng người Chăm làng Bàu Trúc thừa nhận, bảo tồn và lưu giữ qua nhiều thế hệ, góp phần cho bức tranh văn hóa Chăm thêm đa dạng và lung linh sắc màu. (Theo dangcongsan.vn.gomcham - N. Dương) Câu 1.(1 điểm) Xác định thông tin chính của văn bản Câu 2.(1 điểm) Chỉ ra các khâu của quy trình làm gốm Bàu Trúc Câu 3.(1điểm) Nêu tác dụng của yếu tố phi ngôn ngữ trong văn bản. Câu 4.( 1điểm) Theo anh/chị điều gì tạo nên nét độc đáo của gốm sứ Bàu Trúc. Câu 5. ( 2 điểm) Viết đoạn văn ngắn ( khoảng 50 chữ) kêu gọi ý thức giữ gìn di sản văn hóa dân tộc |