Đoạn trích trên được kể theo ngôi kể nào?Ba tôi làm nghề thợ mộc. Ông đi làm xa, mỗi năm chỉ về thăm nhà được mấy bận. Khoác cái túi vải lên vai, ông cứ thế cuốc bộ cả quãng đường hơn trăm cây số từ chỗ làm về nhà. Buổi chiều, tôi xuống đường Quáng đón ông. […] Tôi ngồi dưới bụi tre, mắt hong hóng dõi về cuối con đường thấp dần xuống theo triền sông. Thấy có bóng người nhấp nhô phía đó là tôi nhỏm dậy, tim đập thình thịch. Bóng người hiện rõ dần. Nếu không phải là ba tôi thì tôi ngồi thụp xuống, ngực hẫng như người bước hụt. Còn nếu đã nhìn rõ chiếc quần soóc, cái túi vải và nụ cười rất rộng của ông thì tôi lao đến. Ba nhấc bổng tôi lên. Cả người tôi lịm đi khi ông cà hàm râu ram ráp lên mặt lên cổ. Tôi reo lên: “Ba về!”. Suốt cả tuổi thơ tôi chẳng có niềm mong đợi, vui sướng nào lớn hơn ba về. Ba về, tôi được ăn bánh cao lâu, thứ bánh thơm ngon chỉ có ở thành phố, bọn trẻ làng tôi hiếm khi nhìn thấy. Tôi được chơi một thứ đồ chơi mới: con gà vặn dây cót mổ liên hồi kì trân, chiếc xe ô tô bằng sắt tây chạy lọc xọc trên nền đất mấp mô… Và được đọc những cuốn truyện tranh còn thơm mùi mực in. Mẹ tôi cũng dường như đổi tính – người trở nên ít nói, dịu dàng khác hẳn ngày thường. Thể nào mẹ tôi cũng đi chợ, mua những thứ ngon nhất về làm cơm cho cả nhà ăn. Và ba tôi sẽ ngồi nhâm nhi chén rượu – ông ăn rất ít, suốt bữa ngồi nhìn mẹ con tôi với cái nhìn trìu mến lạ lùng. (Ba về -Trần Đức Tiến - NXB Kim Đồng) Lựa chọn đáp án chính xác nhất (từ câu 1 đến câu 8). Câu 1 (0.5 điểm): Đoạn trích trên được kể theo ngôi kể nào? A. Ngôi kể thứ nhất B. Ngôi kể thứ hai C. Ngôi kể thứ ba D. Ngôi kể thứ tư Câu 2 (0.5 điểm): Theo em, chi tiết sau có phải là lời của người kể chuyện không? Ba nhấc bổng tôi lên. Cả người tôi lịm đi khi ông cà hàm râu ram ráp lên mặt lên cổ. A. Đúng B. Sai Câu 3 (0.5 điểm): Xác định chức năng của trạng ngữ trong câu: Buổi chiều, tôi xuống đường Quáng đón ông. A. Bổ sung ý nghĩa về nơi chốn B. Bổ sung ý nghĩa về nguyên nhân C. Bổ sung ý nghĩa về thời gian D. Bổ sung ý nghĩa về mục đích Câu 4 (0.5 điểm): Dấu ngoặc kép được sử dụng trong câu văn sau có công dụng gì? Ba nhấc bổng tôi lên. Cả người tôi lịm đi khi ông cà hàm râu ram ráp lên mặt lên cổ. Tôi reo lên: “Ba về!” A. Đánh dấu cách hiểu từ ngữ theo nghĩa thông thường B. Đánh dấu cách hiểu từ ngữ không theo nghĩa thông thường C. Đánh dấu từ ngữ có hàm ý mỉa mai D. Đánh dấu lời nói lời nói trực tiếp của nhân vật tôi Câu 5 (0.5 điểm): Từ nào trong những từ ngữ bên dưới là từ đồng âm với từ in đậm trong câu văn sau? Cả người tôi lịm đi khi ông cà hàm râu ram ráp lên mặt lên cổ. A. Cổ chai B. Cổ tay C. Cổ áo D. Cổ kính Câu 6 (0.5 điểm): Cho biết tác dụng của biện pháp điệp ngữ trong hai câu văn sau: Suốt cả tuổi thơ tôi chẳng có niềm mong đợi, vui sướng nào lớn hơn ba về. Ba về, tôi được ăn “bánh cao lâu”, thứ bánh thơm ngon chỉ có ở thành phố, bọn trẻ làng tôi hiếm khi nhìn thấy. A. Làm nổi bật và tô đậm nỗi nhớ mong da diết của nhân vật tôi dành cho ba B. Thông báo sự trở về của người ba sau những tháng ngày xa cách C. Nhấn mạnh và làm nổi bật sự vui sướng, hân hoan của nhân vật tôi khi ba về D. Diễn tả tình cảm trân trọng, biết ơn của nhân vật tôi dành cho ba Câu 7 (0.5 điểm): Theo em, chi tiết sau thể hiện đặc điểm, tình cảm gì của người cha dành cho gia đình? Và ba tôi sẽ ngồi nhâm nhi chén rượu – ông ăn rất ít, suốt bữa ngồi nhìn mẹ con tôi với cái nhìn trìu mến lạ lùng. A. Trân trọng, biết ơn gia đình B. Quan tâm, yêu thương gia đình C. Lưu luyến, nhớ mong khi xa gia đình D. Lo lắng, bất an khi sắp xa gia đình Câu 8 (0.5 điểm): Xác định chủ đề của đoạn trích. A. Thái độ hiếu thảo, biết ơn người con dành cho cha của mình B. Tình cảm yêu kính, nhớ mong người con dành cho ba của mình C. Tình cảm gắn bó giữa hai cha con D. Nỗi nhớ mong của người con dành cho cha của mình Trả lời các câu hỏi sau: Câu 9 (1.0 điểm): Nêu suy nghĩ của em về nhân vật người ba trong đoạn trích. Câu 10 (1.0 điểm): Hành động xuống đường Quáng đón ba về của nhân vật tôi gợi cho em suy nghĩ gì? Em đã làm gì để thể hiện tình cảm của bản thân đối với ba của mình? Có dài quá không vậy? giúp mik iiii |