Cho số nguyên dương N. Hãy đếm số lượng các ước dương của NBài 1. Đếm ước Cho số nguyên dương N. Hãy đếm số lượng các ước dương của N. Dữ liệu: Vào từ tệp văn bản COUNTOFDIVISORS.INP gồm một dòng chứa số nguyên N. Kết quả: Ghi ra tệp văn bản COUNTOFDIVISORS.OUT số lượng ước dương của N. Ví dụ: COUNTOFDIVISORS.INPCOUNTOFDIVISORS.OUTGiải thích 646 có các ước dương: 1, 2, 3, 6 Số lượng các ước dương là 4. Ràng buộc: Có 40% số test ứng với 40% số điểm của bài có 1 ≤ N ≤ 103. Có 30% số test ứng với 30% số điểm của bài có 103 ≤ N ≤ 106. Có 30% số test ứng với 30% số điểm của bài có 106 ≤ N ≤ 1012. Bài 2. Khảo sát giá Trong dịp cuối năm 2020, một đội khảo sát giá ở tỉnh Quảng Ninh đã tiến hành khảo sát giá bán của N (1≤ N ≤ 26) mặt hàng đang được bán tại nhiều cửa hàng trên toàn tỉnh. Tên của mỗi mặt hàng được đặt bằng một chữ cái in hoa thuộc tập chữ cái từ ‘A’ đến ‘Z’. Giá bán của mỗi mặt hàng là một số nguyên từ 1 đến 9. Để kích thích tiêu dùng, đội khảo sát cần đưa ra cho khách hàng thông tin giá bán thấp nhất của từng mặt hàng được bán trên địa bàn. Yêu cầu: Bạn hãy giúp đội khảo sát đưa ra giá bán thấp nhất của từng mặt hàng đang được bán tại các cửa hàng và tổng chi phí để mua các mặt hàng với giá thấp nhất đó. Dữ liệu: Vào từ tệp văn bản SURVEYS.INP gồm: Dòng thứ nhất ghi số nguyên dương N (1 ≤ N ≤ 26) là số lượng các mặt hàng được khảo sát giá bán. N dòng tiếp theo mỗi dòng ghi một xâu kí tự (số lượng kí tự thuộc phạm vi từ 2 đến 255) mô tả thông tin về tên mặt hàng và các giá bán của mặt hàng đó tại một số cửa hàng khác nhau. Ví dụ xâu A572 nghĩa là tên mặt hàng là A, giá bán tại các cửa hàng lần lượt là 5,7,2. Dữ liệu đảm bảo tên của mặt hàng là khác nhau. Kết quả: Ghi ra tệp văn bản SURVEYS.OUT gồm N+1 dòng Trang 2 N dòng đầu tiên mỗi dòng gồm tên mặt hàng và giá bán thấp nhất của mặt hàng đó (các mặt hàng được đưa ra tương ứng với thứ tự trong tệp dữ liệu vào, tên mặt hàng và giá được ghi liền nhau) Dòng cuối là tổng chi phí để mua tất cả các mặt hàng với giá bán thấp nhất (mỗi loại mặt hàng chỉ được tính mua một lần với giá thấp nhất) Ví dụ: SURVEYS.INPSURVEYS.OUTGiải thích 3 A86722 D765 B2A2 D5 B2 9Có 3 mặt hàng Chuỗi kí tự A86722 mô tả tên mặt hàng là A, các giá bán 8,6,7,2,2 => giá thấp nhất là 2 Chuỗi kí tự D765 mô tả tên mặt hàng là D, các giá bán 7,6,5 => giá thấp nhất là 5 Chuỗi kí tự B2 mô tả tên mặt hàng là B, có 1 giá bán là 2 => giá bán thấp nhất là 2 => Tổng chi phí để mua 3 mặt hàng với giá thấp nhất là 2+5+2 =9 Ràng buộc: Có 20% số test ứng với 20% số điểm thỏa mãn N=1, tức là chỉ khảo sát 1 mặt hàng Có 30% số test ứng với 30% số điểm thỏa mãn mỗi mặt hàng chỉ có 1 giá, tức là chỉ có 1 cửa hàng bán mặt hàng đó. Có 50% số test ứng với 50% số điểm không có ràng buộc gì thêm Bài 3. Tích của tổng trái và tổng phải Cho dãy số nguyên A1, A2, …, AN. Hãy thực hiện nhiệm vụ sau: Chia dãy thành hai phần trái và phải, trong đó phần trái gồm N/2 phần tử đầu tiên và phần phải gồm các phần tử còn lại. Yêu cầu: Tính tổng các phần tử của mỗi phần, cuối cùng tính và in ra tích hai tổng tìm được. Dữ liệu: Vào từ tệp văn bản MULTIPLYLR.INP gồm 2 dòng: Dòng đầu chứa số nguyên dương N. Dòng thứ hai chứa N số nguyên A1, A2, ... AN (1 ≤ Ai ≤ 100). Các số được viết cách nhau bởi dấu cách. Kết quả: Ghi ra tệp văn bản MULTIPLYLR.OUT gồm một dòng chứa kết quả của bài toán. Ví dụ: MULTIPLYLR.INPMULTIPLYLR.OUTGiải thích 4 1 2 3 421Tổng trái = 1 + 2 = 3 Tổng phải = 3 + 4 = 7 Tích = 3.7 = 21 Ràng buộc: Có 50% số test ứng với 50% số điểm của bài có 1 ≤ N ≤ 103. Có 30% số test ứng với 30% số điểm của bài có 103 ≤ N ≤ 105. Có 20% số test ứng với 20% số điểm của bài có 105 ≤ N ≤ 106. |