Trần Thục Quyên | Chat Online
31/07/2023 21:02:48

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:


Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

         “Người ta thấy con chăm học thì mừng. Nhưng mẹ thấy tôi ngồi học nhiều quá, cứ chín rưỡi tối là mẹ sang phòng tôi giục: “Đừng học nữa, đi ngủ đi, sáng mai còn dậy sớm đến trường”. Tôi ấm ức, đúng ra phải như bố mẹ đám bạn tôi, họ còn phải giục giã khích lệ con học bài, học càng nhiều càng tốt.

       Nhưng không cho tôi học là cũng có lí do: tôi quá chăm học, trong khi một đứa trẻ cần phải dành thời gian để chơi nữa. Không chỉ mê học, tôi lại còn mê sách. Tám tuổi đã đọc hết hai tập tiểu thuyết Hội chợ phù hoa, 1500 trang. Rồi đọc dần dần hết cả tủ sách văn học Pháp và văn học Nga của cha tôi. Đi học về, buông cái cặp sách ra là vồ lấy sách đọc, quên cả làm việc nhà, quên cả giờ ăn giờ chơi, đến giờ đi ngủ vẫn còn đọc. Cha tôi bảo mãi không được, bực quá, có đêm tôi vừa thiu thiu ngủ thì bị cha tôi lôi dậy, bắt mang hết số sách của tôi ra, chất một đống trước cửa nhà, đòi đốt hết. Mẹ và chị tôi phải xin mãi, cha tôi mới nguôi.

[…] Kể chuyện học văn thời bé, không thể không nhớ đến những thầy cô dạy văn. Đấy là thầy Liệu thời tôi học cấp hai, thầy Nhuyên, thầy Bích, thầy Tư... những người đã bồi dưỡng cho tôi đi thi văn và đoạt giải ba toàn miền Bắc (cuối cấp hai) giải nhì văn toàn quốc (năm cuối phổ thông trung học) và nhiều lần đứng nhất nhì thành phố. Ba năm cuối phổ thông, học lớp chuyên, mỗi tháng được chín đồng học bổng, tương đương hơn một triệu đồng bây giờ, tôi đem về nộp hết cho mẹ. Học bổng ấy gần đủ tiền ăn một tháng cho một cậu học sinh nghèo. Thỉnh thoảng cần mua sách thì xin lại mẹ một ít.

[…] Thơ và truyện ngắn của tôi được cô Lê đọc một cách trân trọng. Tự nhiên thêm tự tin vì thấy với những “tác phẩm” ấy như là của một nhà văn đã thành danh, dù chưa một tác phẩm nào được in. Bây giờ nghĩ lại, có lẽ ngay từ thời ấy, cô đã nhìn thấy ở đứa học trò nhỏ chút phẩm chất của nhà văn tương lai. Lúc ấy nào ai đã dám chắc một điều gì. Chỉ có cô.”

                                 (Trích bài viết của nhà văn Hồ Anh Thái trong chuyên mục: “Thuở nhỏ các nhà văn học văn” -Tạp chí “Văn học và tuổi trẻ” tháng 9/2019)

 

a. Xác định phương thức biểu đạt của đoạn trích trên? (0.5 điểm)

b. Theo kí ức của nhân vật “tôi”, những kỷ niệm thời thơ ấu nào đã được nhân vật “tôi” nhắc lại nhắc lại trong đoạn trích trên? (1.0 điểm)

c. Em có suy nghĩ gì về vai trò của kí ức tuổi thơ đối với mỗi ngưởi? (Trả lời trong khoảng 3 – 5 dòng). (1.0 điểm)

d. Gọi tên và xác định một thành phần biệt lập có trong phần in đậm của đoạn trích trên. (0.5 điểm)

[…] Thơ và truyện ngắn của tôi được cô Lê đọc một cách trân trọng. Tự nhiên thêm tự tin vì thấy với những “tác phẩm” ấy như là của một nhà văn đã thành danh, dù chưa một tác phẩm nào được in. Bây giờ nghĩ lại, có lẽ ngay từ thời ấy, cô đã nhìn thấy ở đứa học trò nhỏ chút phẩm chất của nhà văn tương lai. Lúc ấy nào ai đã dám chắc một điều gì. Chỉ có cô.”

                                 (Trích bài viết của nhà văn Hồ Anh Thái trong chuyên mục: “Thuở nhỏ các nhà văn học văn” -Tạp chí “Văn học và tuổi trẻ” tháng 9/2019)

 

a. Xác định phương thức biểu đạt của đoạn trích trên? (0.5 điểm)

b. Theo kí ức của nhân vật “tôi”, những kỷ niệm thời thơ ấu nào đã được nhân vật “tôi” nhắc lại nhắc lại trong đoạn trích trên? (1.0 điểm)

c. Em có suy nghĩ gì về vai trò của kí ức tuổi thơ đối với mỗi ngưởi? (Trả lời trong khoảng 3 – 5 dòng). (1.0 điểm)

d. Gọi tên và xác định một thành phần biệt lập có trong phần in đậm của đoạn trích trên.
Bài tập đã có 1 trả lời, xem 1 trả lời ... | Chính sách thưởng | Quy chế giải bài tập
Không chấp nhận lời giải copy từ Trợ lý ảo / ChatGPT. Phát hiện 1 câu cũng sẽ bị xóa tài khoản và không được thưởng
Đăng ký tài khoản để nhận Giải thưởng khi trả lời bài tập.
Đăng ký tài khoản để có thể trả lời bài tập này!

Đăng ký qua Facebook hoặc Google:

Hoặc lựa chọn:
Đăng ký bằng email, điện thoại Đăng nhập bằng email, điện thoại
Lazi.vn