Câu 3: Hình ảnh niêu cơm ăn hết lại đầy trong truyện Thạch Sanh không thể hiện ý nghĩa nào? A. Khát vọng chung sống hòa bình và tình bác ái, khoan dung của dân tộc ta. B. Thể hiện mơ ước về một quốc gia giàu mạnh, quân đội hùng cường để có thể tự bảo vệ đất nước trước lũ giặc ngoại xâm hung bạo. C. Thể hiện tài năng phi thường của Thạch Sanh, không chỉ khiến quân giặc quy hàng mà còn "tâm phục, khẩu phục". D. Ước mơ về cuộc sống đầy đủ, no ấm, sung túc của nhân dân. Câu 4: Trong truyện Thạch Sanh, việc Thạch Sanh dùng tiếng đàn để cảm hóa quân mười tám nước và thết đãi họ bằng niêu cơm thần có ý nghĩa gì? A. Thể hiện tinh thần yêu nước, yêu hòa bình và tấm lòng nhân đạo của nhân dân ta. B. Thể hiện ước mơ công lí: những người đi xâm lược nhất định sẽ thất bại, những người yêu chuộng hòa bình sẽ thắng lợi. C. Cho quân các nước chư hầu thấy được sức mạnh và sự giàu có, no đủ của nhân dân ta. D. Thể hiện sự dũng cảm và tài mưu lược của Thạch Sanh. Câu 5: Truyện Thạch Sanh thể hiện ước mơ gì của nhân dân lao động? A. Sức mạnh của nhân dân B. Công bằng xã hội C. Cải thiện chiến thắng các ác D. Tất cả đáp án trên Câu 6: Kết thúc truyện, mẹ con Lý Thông bị biến thành bọ hung. Ý nghĩa của cái kết này là gì? A. Thể hiện chân lí ác giả ác báo B. Đó là cái kết cho những kẻ trơ tráo, bất nhân C. Đó là kết truyện phù hợp với mô típ thường thấy ở truyện cổ tích