Đọc đoạn thơ và trả lời câu hỏiĐỀ BÀI: PHẦN I (6.0 điểm) Mở đầu “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, nhà thơ Phạm Tiến Duật có viết: Không có kính không phải vì xe không có kính Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi Ung dung buồng lái ta ngồi Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng. (Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018.) Câu 1. (0.5đ) Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ. Câu 2. (1.0đ) Bài thơ xây dựng được hình tượng thơ rất độc đáo – những chiếc xe không kính. Nêu ý nghĩa của việc xây dựng hình tượng thơ này. Câu 3. (1.0đ) Xét về cấu tạo, “ung dung” là loại từ gì? Vị trí của từ “ung dung” trong câu thơ thứ ba có gì đặc biệt? Điều đó mang lại hiệu quả gì trong việc thể hiện ý thơ? Câu 4. (3.5đ) Trong khổ thơ thứ hai “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, tác giả Phạm Tiến Duật đã diễn tả một cách cụ thể và gợi cảm những ấn tượng, cảm giác của người lái xe trên chiếc xe không kính. Lấy câu văn trên làm câu chủ đề, hãy hoàn thành đoạn văn theo phép lập luận diễn dịch (khoảng 10 - 12 câu), trong đó có sử dụng câu phủ định và phép thế để liên kết câu. (Gạch chân, chú thích rõ câu phủ định và từ ngữ dùng làm phép thế). Câu 5. (0.5đ) Nêu tên một văn bản khác trong chương trình Ngữ văn 9 cùng giai đoạn sáng tác với “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, ghi rõ tên tác giả. Phần II: (3.5 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Bạn ơi, nếu bạn muốn sống một đời mà không phạm chút sai lầm nào, làm gì được nấy, thì đó hoặc là bạn ảo tưởng, hoặc là bạn hèn nhát trước cuộc đời. Một người mà lúc nào cũng sợ thất bại, làm gì cũng sợ sai lầm là một người sợ hãi thực tế, trốn tránh thực tế, và suốt đời không bao giờ có thể tự lập được… Sai lầm cũng có hai mặt. Tuy nó đem lại tổn thất, nhưng nó cũng đem đến bài học cho đời. Khi tiến bước vào tương lai, bạn làm sao tránh được sai lầm? Nếu bạn sợ sai thì bạn chẳng dám làm gì…. Thất bại là mẹ của thành công. Tất nhiên bạn không phải là người liều lĩnh, mù quáng, cố ý phạm sai lầm. Chẳng ai thích sai lầm cả. Có người phạm sai lầm thì chán nản. Có kẻ sai lầm rồi thì tiếp tục sai lầm thêm. Nhưng có người biết suy nghĩ, rút kinh nghiệm, tìm con đường khác để tiến lên. Những người sáng suốt dám làm, không sợ sai lầm, mới là người làm chủ số phận của mình. (“Không sợ sai lầm”, theo Hồng Diễm Ngữ văn 7, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019) Câu 1. (1.0đ) Theo tác giả, khi gặp sai lầm con người thường có những cách giải quyết nào? Câu 2. (0.5đ) Chỉ ra câu tục ngữ được sử dụng trong đoạn văn trên. Câu 3. (2.0đ) Từ nội dung đoạn trích trên và hiểu biết thực tế, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 2/3 trang giấy thi) về ý kiến: Những người sáng suốt dám làm, không sợ sai lầm, mới là người làm chủ số phận của mình. -----------Hết------------ cứu emm :333 |