Theo Flash Forward, Trái Đất hiện có 1.500 núi lửa vẫn còn hoạt động. Đây là những ngọn núi lửa đã có ít nhất một lần phun trào trong vòng 10.000 năm qua. Con số này không kể đến vành đai núi lửa kéo dài liên tục dưới đáy đại dương, tại đây đã có khoảng 500 ngọn núi lửa từng phun trào trong lịch sử. Tiến sĩ Matthew Watson, chuyên gia về núi lửa đến từ Đại học Bristol, cho biết “Bạn có thể phân chia các vụ phun trào thành hai nhóm khác nhau. Nhóm đầu tiên là đợt phun trào tạo ra những dòng dung nham và rất nhiều khí. Nhóm thứ hai bùng nổ, tạo ra tro bụi và khí. Sự khác biệt trong hoạt động của hai nhóm này được kiểm soát chủ yếu bởi độ nhớt của magma. Magma càng nhớt thì càng khó đưa khí ra khỏi hệ thống và khi đó khả năng xảy ra vụ nổ càng cao”.Mặc dù các loại phun trào có thể diễn ra khác nhau, thế nhưng nếu tất cả các núi lửa trên thế giới cùng hoạt động một lúc thì hậu quả sẽ vô cùng thảm khốc.
Thiệt hại do núi lửa gây ra là gì?
Những người dân sống quanh khu vực núi lửa phun trào sẽ bị ảnh hưởng không chỉ bởi dòng chảy của dung nham từ núi lửa mà còn từ những đám mây tro bụi khổng lồ.
Dòng nham tầng (Pyroclastic flows) là những đám mây gồm đá, tro và khí rất nóng bởi nhiệt độ có thể tăng lên đến 1.000 độ C. Những dòng này có thể di chuyển với tốc độ lên đến 450 dặm/giờ (khoảng 724km/h). Dòng nham thạch có thể gây ra sự phá hủy lên đến 160 km vì thế các khu vực lân cận đó sẽ bị tàn phá rất nặng nề.
Arenal, Costa Rica, là một trong những ngọn núi lửa hoạt động mạnh mẽ nhất trên thế giới với niên đại 7.000 năm tuổi. Lần phun trào cuối cùng của núi lửa hoạt động mạnh nhất ở Trung Mỹ xảy ra vào năm 1968.
Các vụ núi lửa phun trào sẽ mang theo luồng tro bụi lớn vào không khí và lan rộng ra hàng nghìn dặm. “Tro bụi là thứ khá khó chịu. Nó bao gồm cả các mảnh vỡ thủy tinh, pha lê và đá”, Tiến sĩ Watson cho biết. Vì thế, khi đi lại gần khu vực núi lửa vừa phun trào, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, chúng ta cần phải đeo khẩu mặt nạ phòng độc.
Năm 2010, khi núi lửa Eyjafjallajökull ở Iceland phun trào, các hãng hàng không đã phải hoãn tất cả các chuyến máy bay trên toàn thế giới để tránh cho động cơ máy bay bị thiệt hại.Không chỉ phá hủy động cơ máy bay, tro bụi núi lửa dày đặc có thể làm các tòa nhà sụp đổ trong thời gian ngắn. Ngoài ra, các kênh thông tin liên lạc sẽ ngừng hoạt động bởi tro bụi sẽ cản trở hoạt động của vệ tinh và chặn sóng vô tuyến.
Biến đổi khí hậu lâu dài.Các vụ phun trào núi lửa sẽ gây ra những biến đổi lâu dài về khí hậu của Trái Đất. Số lượng lớn tro bụi từ núi lửa thải vào khí quyển sẽ làm cho nhiệt độ toàn cầu giảm.Nồng độ sulphur dioxide tăng nhanh khiến các hạt nhỏ gọi là aerosol được hình thành. Khi gặp nước, aerosol sẽ phản chiếu ánh sáng mặt trời trở lại không gian. Hoạt động này sẽ làm hành tinh mát hơn, thậm chí tạo ra kỷ băng hà”. Tuy nhiên, về lâu dài chúng ta có thể nhận thấy điều này sẽ hoàn toàn trái ngược lại như vậy.
Tiến sĩ Watson cho hay: “Trải qua hành trăm năm, carbon dioxide được giải phóng ra từ núi lửa có thể khiến hành tinh nóng lên. Hiện nay, nhân loại đang thải ra lượng carbon dioxide nhiều hơn so với núi lửa từ 50 đến 100 lần”.
Năm 1815, núi lửa Tambora ở Indonesia đã phun trào. Đây là vụ phun trào kỷ lục trong lịch sử về khí hậu toàn cầu, nhiệt độ toàn cầu hạ thấp, gây mưa lớn và hủy hoại mùa màng. Chỉ một vụ núi lửa phun trào đã gây ra mức ảnh hưởng lớn đến như vậy thì chắc chắn khi 1.500 núi lửa cùng hoạt động một lúc sẽ tạo ra sức công phá mạnh đến gấp vạn lần.
a) Trong đoạn thông tin trên những thông tin nào là hiện tượng vật lý thông tin nào là hiện tượng hóa học?
b) Em hãy nêu tác hại và lợi ích của hoạt động núi lửa đối với tự nhiên và đối với con người?