Do hệ thống máy móc cũ, năng suất thấp nên gia đình H đã đầu tư mua hệ thống máy móc mới, năng suất tăng gấp đôi, nhờ vậy giá thành sản phẩm cũng hạ xuống, bán được nhiều hơn trên thị trường. Xét về mặt bản chất kinh tế, những việc làm trên là biểu hiện của hình thứcCâu 30: Do hệ thống máy móc cũ, năng suất thấp nên gia đình H đã đầu tư mua hệ thống máy móc mới, năng suất tăng gấp đôi, nhờ vậy giá thành sản phẩm cũng hạ xuống, bán được nhiều hơn trên thị trường. Xét về mặt bản chất kinh tế, những việc làm trên là biểu hiện của hình thức A. cạnh tranh lành mạnh. B. cạnh tranh tiêu cực. C. cạnh tranh không lành mạnh. D. chiêu thức trong kinh doanh. Câu 31: Thấy cửa hàng bán quần áo may sẵn của F ít khách nên M đã gợi ý đăng tải lên facebook để quảng cáo. P giúp F chia sẻ bài viết cho nhiều người khác. Anh K cũng buôn bán quần áo trên mạng face book nên đã nhờ chị R và Y nói xấu F trên face book. L chia sẻ bài viết của R và L cho H. Xét về mặt bản chất kinh tế, việc làm của anh K là biểu hiện của việc A. cạnh tranh không lành mạnh. B. cạnh tranh lành mạnh. C. sử dụng các hành vi phạm pháp. D. cạnh tranh tiêu cực. Câu 32: Hiện nay, các doanh nghiệp dệt may trong nước gặp rất nhiều khó khăn do phải cạnh tranh với sản phẩm may mặc có chất lượng tốt, giá rẻ của các nước khác. Để vượt qua khó khăn và cạnh tranh thắng lợi, các doanh nghiệp cần A. hạ giá thành sản phẩm. B. đổi mới công nghệ. C. bỏ qua yếu tố bảo vệ môi trường. D. cắt giảm nhân công. Câu 33: Vì quán cà phê của mình khách ít trong khi quán đối diện của nhà anh H khách lại rất đông nên anh K đã thuê kẻ xấu ngày nào cũng quậy phá quán của anh H. Xét về mặt bản chất kinh tế, những việc làm trên là biểu hiện của hình thức cạnh tranh nào dưới đây? A. cạnh tranh lành mạnh. B. sử dụng chiêu trò phi pháp. C. cạnh tranh tiêu cực. D. cạnh tranh không lành mạnh. Câu 34: Công ty kinh doanh xăng dầu M đầu cơ tích trữ làm cho giá cả xăng dầu trên thị trường tăng cao hơn so với thực tế. Việc làm của công ty xăng dầu M đã A. nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. B. kích thích phát triển lực lượng sản xuất và nâng cao năng suất lao động. C. vi phạm pháp luật làm ảnh hưởng tới đời sống nhân dân. D. tạo ra động lực cho quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa. Câu 35: Do quán của mình vắng khách, trong khi quán của chị S khách vào ra tấp nập nên chị K đã nhờ M thuê N và G dàn dựng clip sai sự thật về việc bán hàng của S và đưa lên face book. U chia sẻ bài viết của K cho F. Việc kinh doanh của chị S đổ bể hoàn toàn do nhiều người phản đối chị S. Xét về mặt bản chất kinh tế, các chủ thể kinh tế nào dưới đây sử dụng các biện pháp cạnh tranh không lành mạnh? A. Chị M. B. Chị K. C. Chị G. D. Chị N Câu 36: Thấy quán ăn của mình ế khách, anh K đã trao đổi với vợ về việc quán bán thêm một vài món mới đồng thời đổi mới phong cách, thái độ phục vụ khách hàng, đầu tư nơi để xe và đổi mới công tác truyền thông. Xét về mặt bản chất kinh tế, những việc làm trên là biểu hiện của A. cạnh tranh không lành mạnh. B. cạnh tranh tiêu cực. C. đổi mới tư duy kinh doanh. D. cạnh tranh lành mạnh. Câu 37: Hai cửa hàng kinh doanh thuốc tân dược của anh P và anh K cùng bí mật bán thêm thực phẩm chức năng ngoài danh mục được cấp phép. Trước đợt kiểm tra định kì, anh P đã nhờ chị S chuyển mười triệu đồng cho ông H trưởng đoàn thanh tra liên ngành để ông bỏ qua chuyện này. Vì vậy, khi tiến hành kiểm tra hai quầy thuốc trên, ông H chỉ lập biên bản xử phạt cửa hàng của anh K. Những ai dưới đây sử dụng các thủ đoạn phi pháp trong cạnh tranh? A. Anh P, ông H và chị H. B. Anh P, anh K, chị S. C. Anh P, anh K. D. Anh P và chị S. Câu 38: Bà K, bà L và bà M cùng kinh doanh hàng tạp hóa trên một thị trấn nhỏ. Để thu hút được khách hàng, ngoài những mặt hàng đã đăng kí trong giấy phép kinh doanh, bà M còn bán thêm nhiều mặt hàng khác đa dạng hơn. Bà L nhờ anh H là người thân, tìm cho đầu mối nhập hàng hóa không rõ nguồn gốc để bán với giá rẻ. Còn bà K, do hàng hóa bán chạy nên đã đầu tư mở rộng gian hàng và thuê thêm người phục vụ. Hành vi của ai là biểu hiện của việc sử dụng thủ đoạn phi pháp trong cạnh tranh? A. Bà K, bà L và bà M. B. Anh H và bà L. C. Bà K và bà L. D. Anh H, bà L và bà M Câu 39: Chị P thuê ông M là chủ một công ty in làm bằng đại học giả rồi dùng bằng giả đó đăng kí kinh doanh thuốc tân dược. Đồng thời, chị P tiếp cận với ông T là lãnh đạo cơ quan chức năng nhờ giúp đỡ mình và loại hồ sơ của chị K cũng đang xin đăng kí kinh doanh thuốc tân dược. Sau khi nhận của chị P năm mươi triệu đồng, ông T đã loại hồ sơ hợp lệ của chị K và cấp giấy phép kinh doanh cho chị P. Những ai dưới đây sử dụng các thủ đoạn phi pháp trong cạnh tranh? A. Chị P, chị K và ông T. B. Chị P, ông M và chị K. C. Chị P, ông M. D. Chị P, ông T. Câu 40: Trong đợt dịch tả lợn châu Phi vừa xảy ra tại địa phương Q, các đàn lợn nhiễm bệnh đã được tiêu hủy. Tuy nhiên vì mục tiêu lợi nhuận, H và D đã cấu kết với nhau để mua lợn bệnh về làm xúc xích rồi bán với giá rẻ ra thị trường. Hành vi của H và D là biểu hiện nào của cạnh tranh không lành mạnh nào dưới đây? A. Sử dụng thủ đoạn phi pháp. B. Giành giật khách hàng C. Đầu cơ tích trữ . D. Gian lận thuế. |