Chọn đáp án đúng nhấtCâu 1: Chọn đáp án đúng nhất. Phương pháp tìm hiểu tự nhiên được thực hiện qua các bước: (1) Xây dựng giả thuyết; (2) Viết, trình bày báo cáo; (3) Kiểm tra giả thuyết; (4) Quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu; (5) Phân tích kết quả. Em hãy sắp xếp các bước trên cho đúng thứ tự của phương pháp tìm hiểu tự nhiên. A. (1); (2); (3); (4); (5). B. (5); (4); (3); (2); (1). C. (4); (1); (3); (5); (2). C. (3); (4); (1); (5); (2). Câu 2. Nối các thông tin ở cột A và cột B cho phù hợp. A. Các bước Đáp án B. Nội dung các bước Bước 1: Quan sát, đặt câu hỏi a. Là bước đầu tiên để nhận ra tình huống có vấn đề. Qua đó em đặt câu hỏi về vấn đề cần tìm hiểu Bước 2: Xây dựng giả thuyết b. Làm thí nghiệm để chứng minh dự đoán đã đề ra Bước 3: Kiểm tra giả thuyết c. Sử dụng ngôn ngữ, hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng để biểu đạt quá trình và kết quả tìm hiểu tự nhiên Bước 4: Phân tích kết quả d. Dựa trên hiểu biết của mình và qua phân tích kết quả quan sát, em đưa ra được dự đoán, tức là giả thuyết để trả lờ cho câu hỏi đã được đặt ra ở bước trước đó Bước 5: Viết, trình bày báo cáo e. Thực hiện các phép tính cần thiết, lập bảng, xây dựng biểu đồ… => Rút ra kết luận: Giả thuyết được chấp nhận hay bị bác bỏ Câu 3: Đồng hồ đo thời gian hiện số có vai trò : A. đo thời gian có độ chính xác cao, có độ chia nhỏ nhất 1s. B. đo thời gian có độ chính xác cao, có độ chia nhỏ nhất 0,1s. C. đo thời gian có độ chính xác cao, có độ chia nhỏ nhất 0,01s. D. đo thời gian có độ chính xác cao, có độ chia nhỏ nhất 0,001s. Câu 4: Cổng quang điện có vai trò: A. Điều khiển mở đồng hồ đo thời gian hiện số. B. Điều khiển đóng đồng hồ đo thời gian hiện số. C. Điều khiển mở/đóng đồng hồ đo thời gian hiện số. D. Gửi tín hiệu điện tự tới đồng hồ. Câu 5: Đâu KHÔNG phải là kĩ năng cần vận dụng vào phương pháp tìm hiểu tự nhiên? A. Kĩ năng viết nhanh, đọc nhanh; B. Kĩ năng quan sát; C. Kĩ năng dự báo; D. Kĩ năng đo đạc. Câu 6: Có mấy kĩ năng trong tiến trình tìm hiểu tự nhiên ? A. 4 B. 5 C. 6 D. 7 Câu 7: Để đo chính xác khối lượng của 1 bao gạo người ta dùng A. cân đồng hồ. B. thước đo độ chia nhỏ nhất là 1m. C. nhiệt kế thuỷ ngân. D. ước lượng bằng tay. Bài Nguyên tử Câu 8: Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo từ các hạt A. proton, electron và neutron. B. proton và electron; C. proton và neutron. D. electron và neutron. Câu 9. Lớp vỏ nguyên tử được cấu tạo từ các hạt A. electron B. proton C. neutron D. electron và proton. Câu 10: Hạt không mang điện trong nguyên tử A. proton. B. neutron. C. electron. D. hạt nhân. Câu 11. Hạt mang điện tích âm trong nguyên tử là A. proton. B. neutron. C. electron. D. hạt nhân. Câu 12. Nguyên tử oxygen có 8 hạt proton trong hạt nhân. Số hạt mang điện tích trong nguyên tử oxygen là A. 8. B. 4. C. 16 D. 12. Câu 13. Khối lượng gần đúng của nguyên tử sodium (11p, 12n) là A. 11 amu. B. 12 amu. C. 23 amu. D. 34 amu. Câu 14. Khối lượng của nguyên tử magnesium là 24 amu. Biết rằng trong hạt nhân, số hạt mang điện bằng số hạt không mang điện. Số hạt proton trong nguyên tử magnesum là A. 12. B. 24. C. 36. D. 8. Câu 15. Nguyên tử nitrogen có 7 hạt proton trong hạt nhân. Nguyên tử nitrogen có số lớp electron là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 16. Nguyên tử phosphorus có tổng số hạt là 46, trong đó số hạt không mang điện là 16. Số hạt proton trong nguyên tử phosphorus là A. 15 B. 16. C. 30 D. 31. Câu 17. Hạt được tìm thấy cùng với proton trong hạt nhân. A. proton. B. neutron. C. electron. D. hạt nhân. Câu 18. Hạt có khối lượng rất nhỏ, có thể bỏ qua khi tính khối lượng nguyên tử. A. proton. B. neutron. C. electron. D. hạt nhân. Câu 19. Điền vào ô còn trống trong bảng sau Nguyên tử Số e trong nguyên tử Số p trong hạt nhân Số lớp e Số e lớp ngoài cùng Carbon 6 Sodium 11 Calcium 20 2 Bài Nguyên tố hoá học Câu 20. Chọn phương án đúng. Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử A. có cùng số proton. B. có cùng khối lượng nguyên tử. C. có cùng số neutron. D. có cùng số hạt proton, neutron và electron. Câu 21. Kí hiệu nguyên tố potassium là A. Na . B. K. C. Mg. D. F. Câu 22. Số lượng mỗi loại hạt của một số nguyên tử được nêu trong bảng dưới đây: Nguyên tử Số proton Số neutron Số electron X1 8 9 8 X2 7 7 7 X3 8 10 8 X4 6 6 6 Những nguyên tố trong bảng thuộc cùng một nguyên tố hóa học là A. X1, X2. B. X1, X3. C. X2, X3. D. X2, X4. Câu 23: Hoàn thành những thông tin còn thiếu về tên hoặc kí hiệu hóa học của các nguyên tố trong bảng sau. Tên nguyên tố Kí hiệu hóa học Sodium (natri) Si Mg Potassium Cl Oxygen N Câu 24. Calcium là một nguyên tố hóa học có nhiều trong xương và răng, giúp cho xương và răng chắc khỏe. Kí hiệu hóa học của nguyên tố calcium là A. Mg. B. Na. C. Cu. D. Ca. Câu 25. Nguyên tố hóa học nào sau đây được kí hiệu là Ag? A. Sulfur. B. Silver. C. Aluminium. D. Silicon. Câu 26. Kí kiệu hóa học của nguyên tố aluminium và iron lần lượt là A. Al, Fe. B. Na, Fe. C. Ag, I. D. Al, Ne. Câu 27. Cho các nguyên tố hóa học sau: hydrogen, nitrogen, neon, magnesium, chlorine. Có bao nhiêu nguyên tố mà kí hiệu có 2 chữ cái? A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Bài Sơ lược bảng TH các NTHH Câu 28: Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo A. Thứ tự chữ cái trong từ điển B. Thứ tự tăng dần điện tích hạt nhân C. Thứ tự tăng dần số hạt electron lớp ngoài cùng D. Thứ tự tăng dần số hạt neutron Câu 29: Những nguyên tố hóa học nào sau đây thuộc một nhóm? A. O; S; Se B. N; O; F C. Na; Mg; K D. Ne; Na; Mg Câu 30: Những nguyên tố hóa học nào sau đây thuộc cùng một chu kì? A. Li; Si; Ne B. Mg; P; Ar C. K; Fe; Ag D. B; Al; C Câu 31: Nguyên tố A ở ô số 3, chu kì 2, nhóm I. Cấu tạo nguyên tử của nguyên tố A A. Điện tích hạt nhân 3+; có 2e LNC; 1 lớp e B. Điện tích hạt nhân 2+; có 3e LNC; 1 lớp e C.Điện tích hạt nhân 3+; có 1e LNC; 2 lớp e D. Điện tích hạt nhân 1+; có 2e LNC; 3 lớp e Câu 32. Nguyên tử X có 8 proton; 2 lớp electron và 6e lớp ngoài cùng. Vị trí X trong BTH là? A. X ở ô số 6; chu kì 2; nhóm VIII B. X ở ô số 6; chu kì 8; nhóm II C. X ở ô số 8; chu kì 2; nhóm VI D. X ở ô số 2; chu kì 8; nhóm VI Câu 33 .Dãy nào sau đây gồm các nguyên tố đều là phi kim A. F, O, Ca, C B. Ca, N, Br, H C. O, N, C, Br D. K, F, Ca, Mg Bài Đơn chất – Hợp chất – Phân tử Câu 34. Đơn chất là A chất do nhiều nguyên tố tạo thành B. chất do một nguyên tố tạo thành C. chất do hai nguyên tố tạo thành D.chất do nhiều nguyên tử tạo thành Câu 35. Hợp chất là A. chất do nhiều nguyên tố tạo thành B.chất do một nguyên tố tạo thành C. chất do hai nguyên tố tạo thành D.chất do nhiều đơn chất tạo thành Câu 36. Phân tử là A. hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất. B. hạt đại diện cho nguyên tử, gồm một số phân tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất. C. hạt đại diện cho chất, gồm một số đơn chất liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất D. hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất vật lý của chất. Câu 37. Phân tử glucose được cấu tạo từ carbon, hydrogen, oxygen. Glucose là A. đơn chất. B. hợp chất. C kim loại. D. phi kim. Câu 38: Đồng được sử dụng làm dây dẫn điện do tính chất A. dẫn điện tốt. B. cách điện tốt. C. dẫn nhiệt tốt. D. dẻo khi bị biến dạng. Câu 39. Chọn chất ở cột (1) tương ứng với thành phần ở cột (2) và phân loại chất ở cột (3) để được câu đúng. Chất (1) Thành phần (2) Phân loại (3) 1. Khí Oxygen A. chỉ gồm một nguyên tố là hydrogen a) khí đó là hợp chất 2. Khí carbon dioxide (khí cacbonic) B. gồm một nguyên tố là oxygen b) khí đó là đơn chất 3. Khí hydrogen C. gồm 1 nguyên tố là oxygen c) khí đó là đơn chất Bài 5: Liên kết Câu 40: Các khí hiếm tồn tại dưới dạng nguyên tử độc lập, không tham gia liên kết với nguyên tử khác vì A. số lượng các nguyên tố khí hiếm rất nhỏ. B. các nguyên tử khí hiếm có kích thước rất nhỏ. C. các nguyên tử khí hiếm có lớp electron ngoài cùng bền vững. D. các khí hiếm ở thể khí trong điều kiện thường. Câu 41: Khi hai nguyên tử A và B tạo ra liên kết ion với nhau thì A. mỗi nguyên tử A và B đều nhận thêm electron. B. một nguyên tử nhận thêm electron, một nguyên tử cho đi electron. C. proton được chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử kia. D. mỗi nguyên tử A và B đều cho đi electron. Câu 42. Nguyên tử các nguyên tố có lớp vỏ ngoài cùng kém bền, khi liên kết với nguyên tử khác có xu hướng A. tạo ra lớp vỏ tương tự chlorine. B. tạo ra lớp vỏ tương tự khí hiếm. C. tạo ra lớp vỏ tương tự sodium. D. tạo ra lớp vỏ tương tự silver. Câu 43. Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử Na và Cl lần lượt là 1 và 7. Hãy cho biết khi Na kết hợp với Cl để tạo thành phân tử sodium chloride, nguyên tử Na cho hay nhận bao nhiêu electron? A. Cho 1 electron. B. Cho 2 electron. C. Nhận 1 electron. D. Nhận 2 electron. Câu 44. Liên kết ion là A. là liên kết được tạo thành bởi lực hút giữa ion dương và ion âm. B. là liên kết được tạo thành giữa các nguyên tử phi kim. C. là liên kết được tạo thành giữa các nguyên tử kim loại. D. là liên kết được tạo thành bởi sự góp chung electron. Câu 45. Khi kim loại điển hình kết hợp với phi kim điển hình sẽ tạo ra A. hợp chất ion. B. chất cộng hóa trị. C. chất acid. D. chất base. Câu 46. Tính chất nào sau đây không phải của hợp chất ion? A. Là chất rắn ở nhiệt độ thường. B. Thường có nhiệt độ nóng chảy thấp. C. Khi tan trong nước tạo ra dung dịch dẫn được điện. D. Thường có nhiệt độ sôi cao. |