Đọc văn bản sauĐọc văn bản sall: Mỗi sáng mẹ tôi gỡ tóc bằng cái lược thưa gỗ vàng vàng, thế nào rồi cũng có ít tóc rối. Mẹ vo vo giắt nó lên đòn tay chỗ mái hiện nhà. Rồi chị tôi cũng làm thế, bắt chước mẹ cũng gỡ tóc, vo vo giắt mở tóc rối lên chỗ ấy. Thỉnh thoảng trên đường làng có bà cụ rao to: "Ai tóc rối đổi kẹo không?". Một bên thủng là mảnh chai vỡ, đồng nát, lông vịt, tóc rối,... còn bên kia chỉ có cái niêu đất, đúng hơn là một cái ang, cái liễn đựng một thử kẹo mà bất cứ một đứa trẻ nào cũng phải mê. Bà cụ lấy kẹo lên bằng chiếc đũa cả, quấn vào đầu que, thật khéo, kẹo cứ lồng khồng, trông rất nhiều, nhưng cho vào miệng nó xẹp lại chỉ còn tí tẹo. Bà cụ đưa kẹo cho chúng tôi, đổi lại nắm tóc rối của bà, của mẹ hay của chị. Tóc rối bản bà cụ không mua, mua kẹo bà cụ không bán, chỉ đổi thôi. Thế là mỗi lần bà cụ qua ngõ, tôi lại kiễng chân, với tay lên chỗ mải hiện... Mẹ bảo đó là kẹo mầm làm bằng mầm cây mạ, mầm thóc, hoàn toàn không có đường mật gì cả. Nhưng sao nó ngọt thế, hơn cả kẹo bột, kẹo bi. Mẹ tôi đã mất. Chị tôi đi lấy chồng xa... Cứ mỗi lần có ai đi qua rao lên: "Ai đổi kẹo", tôi lại tưởng như thấy mẹ tôi ngồi đầu hè gỡ tóc bằng cái lược gỗ màu vàng vàng, cầu mẹ nghiêng nghiêng, sóng tóc đổ dài một bên vai, và rồi mẹ vuốt cái lược, vo vo nắm tóc, giắt nó lên mái hiên nhà.... Que kẹo mầm tuổi thơ... Mẹ ơi.... Còn có bao giờ con được thấy mẹ ngồi gỡ tóc như thế nữa. (Kẹo Mầm, Băng Sơn, in trong Ngữ văn 7, tập 1, Nxb Giáo Dục Việt Nam. Hà Nội, 2017, Tr. 138) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại nào? Câu 2. Theo văn bản. nhân vật “tôi " đã lấy gì để đổi kẹo mầm? Câu 3. Chỉ ra một câu văn cho thấy sự hiện diện cái “tôi” của tác giả trong văn bản. |