Natri hiđroxit (hay xút ăn da) là chất rắn, không màu, dễ nóng chảy, hút ẩm mạnh, tan nhiều trong nước và tỏa ra một lượng nhiệt lớn. Công thức của natri hiđroxit làCâu 1. [QG.21 - 201] Natri hiđroxit (hay xút ăn da) là chất rắn, không màu, dễ nóng chảy, hút ẩm mạnh, tan nhiều trong nước và tỏa ra một lượng nhiệt lớn. Công thức của natri hiđroxit là A. Ca(OH)2. B. NaOH. C. NaHCO3. D. Na2CO3. Câu 2. [QG.20 - 201] Canxi hiđroxit được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp. Công thức của canxi hiđroxit là A. Ca(OH)2. B. CaO. C. CaSO4. D. CaCO3. Câu 3. Canxi hiđroxit (Ca(OH)2) còn gọi là A. thạch cao. B. đá vôi. C. thạch cao sống. D. vôi tôi. Câu 4. Nhóm các dung dịch có pH > 7 là A. HCl, HNO3. B. NaCl, KNO3. C. NaOH, Ba(OH)2. D. Nước cất, nước muối. Câu 5. Nhóm các dung dịch có pH < 7 là A. HCl, NaOH. B. NaCl, HCl. C. Ba(OH2), H2SO4. D. H2SO4, HNO3. Câu 6. Chất nào sau đây bị nhiệt phân hủy tạo thành oxit bazơ và nước? A. Ba(OH)2. B. Cu(OH)2. C. KOH. D. NaOH. Câu 7. Chất nào sau đây không bị nhiệt phân hủy tạo thành oxit bazơ và nước? A. Fe(OH)2. B. Cu(OH)2. C. KOH. D. Fe(OH)3. Câu 8. Nhiệt phân hoàn toàn Al(OH)3 thu được A. Al2O3 và H2. B. Al2O3 và H2O. C. Al và H2O. D. Al và O2. |