Hà Phương Nguyễn | Chat Online
29/10/2023 20:13:23

Kinh tuyến Tây là


Câu 5. Kinh tuyến Tây là

A. kinh tuyến nằm bên trái của kinh tuyến gốc.

B. kinh tuyến nằm bên phải của kinh tuyến gốc.

C. nằm phía dưới xích đạo.

D. nằm phía trên xích đạo.

Câu 6. Đường kinh tuyến gốc 00 đi qua đài thiên văn Grin-uýt thuộc quốc gia nào sau đây?

A. Đức.                    B. Bồ Đào Nha.                   C. Anh.                       D. Tây Ban Nha.

Câu 7. Chúng ta có thể xác định được vị trí của mọi điểm trên bản đồ là nhờ

A. vai trò của hệ thống kinh, vĩ tuyến trên quả Địa Cầu.

 B. đặc điểm phương hướng các đối tượng địa lí trên bản đồ.

C. số lượng các đối tượng địa lí được sắp xếp trên bản đồ.

D. mối liên hệ giữa các đối tượng địa lí trên bản đồ.

Câu 8. Đường Xích đạo chia quả Địa cầu thành

A. nửa cầu Đông và nửa cầu Tây.                               B. nửa cầu Đông và bán cầu Bắc.

C. bán cầu Bắc và bán cầu Nam.                                D. bán cầu Bắc và nửa cầu Tây.

Câu 9. Một địa điểm B nằm trên xích đạo và có kinh độ là 600T. Cách viết tọa độ địa lí của điểm đó là

A. 00; 600T.                                               B. 600T; 900N.

C. 00; 600Đ.                                              D. 600T; 900B.

Câu 10. Muốn xác định phương hướng trên bản đồ cần phải dựa vào

A. mép bên trái tờ bản đồ.                                          B. mũi tên chỉ hướng đông bắc.

C. các đường kinh, vĩ tuyến.                                     D. bảng chú giải, kí hiệu bản đồ.

Câu 11. Kí hiệu bản đồ có mấy loại?

A. 4.                            B. 3.                             C. 1.                                 D. 2.

Câu 12. Cách đọc bản đồ đúng là

A. chỉ đọc từng dấu hiệu riêng lẻ, các yếu tố cơ bản nhất có trong bản đồ.

B. chú ý các yếu tố phụ của bản đồ như tỉ lệ bản đồ, tên bản đồ và kí hiệu.

 C. đọc từng dấu hiệu riêng lẻ kết hợp tìm ra mối quan hệ giữa các dấu hiệu.

D. chỉ đọc bảng chú giải và tỉ lệ bản đồ, bỏ qua các yếu tố trong bản đồ.

Gợi ý: Mục đích của việc đọc bản đồ là tìm ra đặc điểm của các đối tượng và mối quan hệ của chúng trên bản đồ. Đọc hiểu các đối tượng từ đó chỉ ra được mối liên hệ về giữa chúng. Ví dụ: Đọc một con sông ở bản đồ địa hình, ta phải thấy được mối quan hệ giữa hướng chảy, độ dốc lòng sông với địa hình ở khu vực đó,…

Câu 13. Để thể hiện ranh giới quốc gia, người ta dùng kí hiệu nào sau đây?

A. Điểm.                   B. Đường.                       C. Diện tích.                      D. Hình học.

Câu 14. Kí hiệu bản đồ thể hiện chính xác đối tượng là dạng hình học hoặc tượng hình là loại kí hiệu nào?

A. Hình học.                     B. Đường.                           C. Điểm.                D. Diện tích.

Câu 15. Điểm đầu tiên cần làm khi đọc hiểu nội dung của một bản đồ bất kì là

A. đọc bản chú giải.                                                B. tìm phương hướng.

C. xem tỉ lệ bản đồ.                                                 D. đọc đường đồng mức.

Câu 16. Kí hiệu đường thể hiện

A. cảng biển.                       B. ngọn núi.                    C. ranh giới.             D. sân bay.

Câu 17. Khi biểu hiện các vùng trồng trọt và chăn nuôi thường dùng loại ký hiệu nào sau đây?

A. Hình học.                   B. Tượng hình.                     C. Điểm.               D. Diện tích.

Câu 18. Bản đồ là

A. hình vẽ thu nhỏ chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất.

B. hình vẽ thu nhỏ kém tuyệt đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất.

C. hình vẽ thu nhỏ kém chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất.

D. hình vẽ thu nhỏ tương đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất.

Câu 19. Muốn xác định phương hướng trên bản đồ cần phải dựa vào

A. các đường kinh, vĩ tuyến.                                 B. bảng chú giải, tỉ lệ bản đồ.

C. mép bên trái tờ bản đồ.                                     D. các mũi tên chỉ hướng.

Câu 20. Tỉ lệ bản đồ 1 : 6.000.000 có nghĩa là

A. 1 cm Irên bản đồ bằng 6.000 m trên thực địa.

B. 1 cm trên bản đồ hằng 600 m trên thực địa.

C. 1 cm trên bản đồ bằng 60 km trên thực địa.

D. 1 cm trên hản đồ bằng 6 km trên thực địa.

Câu 21. Theo quy ước đầu phía dưới của kinh tuyến gốc chỉ hướng nào sau đây?

A. Tây.               B. Đông.                       C. Bắc.                                D. Nam.

Câu 22. Theo quy ước đầu bên phải của vĩ tuyến chỉ hướng nào sau đây?

A. Tây.                         B. Đông.                     C. Bắc.                          D. Nam.

Câu 23. Tỉ lệ bản đồ chỉ rõ

A. mức độ thu nhỏ khoảng cách được vẽ trên bản đồ so với thực địa.

B. độ chính xác về vị trí các đối tượng trên bản đồ so với thực địa.

C. khoảng cách thu nhỏ nhiều hay ít các đối tượng trên quả Địa cầu.

D. độ lớn của các đối tượng trên bản đồ so với ngoài thực địa.

Câu 24. Dựa vào số ghi tỉ lệ đối với bản đồ 1:200.000, 6cm trên bản đồ tương ứng trên thực địa là

A. 120 km.                  B. 12 km.                         C. 120 m.                        D. 1200 cm.

Câu 25. Lược đồ trí nhớ là

A. những thông tin không gian về thế giới được giữ lại trong sách điện tử.

B. những thông tin không gian về thế giới được giữ lại trong sách giáo khoa.

C. những thông tin không gian về thế giới được giữ lại trong óc con người.

D. những thông tin không gian về thế giới được giữ lại trong máy tính, USB.

II. Tự luận:

1.     Câu 1:  Viết toạ độ địa lí của các điểm A, B, C, D theo hình vẽ sau                 

<!--[if gte vml 1]> <!--[endif]-->

Câu 2: Trên bản đồ hành chính có tỉ lệ 1 : 3 000 000, khoảng cách giữa Thủ đô Hà Nội tới thành phố Hòa Bình là 2,6 cm. Vậy trên thực tế thành phố Hòa Bình cách Thủ đô Hà Nội bao nhiêu ki-lô-mét?

cứu tui,huhuhuhuhuhuhu

Bài tập đã có 1 trả lời, xem 1 trả lời ... | Chính sách thưởng | Quy chế giải bài tập
Không chấp nhận lời giải copy từ Trợ lý ảo / ChatGPT. Phát hiện 1 câu cũng sẽ bị xóa tài khoản và không được thưởng
Đăng ký tài khoản để nhận Giải thưởng khi trả lời bài tập.
Đăng ký tài khoản để có thể trả lời bài tập này!

Đăng ký qua Facebook hoặc Google:

Hoặc lựa chọn:
Đăng ký bằng email, điện thoại Đăng nhập bằng email, điện thoại
Lazi.vn