Diệu Anh Trần | Chat Online
05/11/2023 10:57:15

Thứ tự sắp xếp đúng các bước trong phương pháp tìm hiểu tự nhiên là


Câu 1: Thứ tự sắp xếp đúng các bước trong phương pháp tìm hiểu tự nhiên là?

(a) Hình thành giả thuyết                (b) Quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu

(c) Lập kế hoạch kiểm tra giả thuyết       (d) Thực hiện kế hoạch              (e) Kết luận

A. (a) - (b) - (c) - (d) - (e).              B. (b) - (a) - (c) - (d) - (e).

C. (a) - (b) - (c) - (e) - (d).              D. (b) - (a) - (c) - (e) - (d).

Câu 2: Con người có thể định lượng được các sự vật và hiện tượng tự nhiên dựa trên kĩ năng nào?

A. Kĩ năng quan sát, phân loại.           B. Kĩ năng liên kết tri thức.

C. Kĩ năng dự báo.                              D. Kĩ năng đo.

Câu 3: Đâu không phải là kĩ năng cần vận dụng vào phương pháp tìm hiểu tự nhiên?

A. Kĩ năng chiến đấu đặc biệt.          B. Kĩ năng quan sát.

C. Kĩ năng dự báo                             D. Kĩ năng phân loại.

Câu 4 : Phương pháp tìm hiểu tự nhiên được thực hiện qua mấy bước?

A. 4.      B. 5.          C. 6.             D. 7.

Câu 5: Khẳng định nào dưới đây không đúng?

A. Dự báo là kĩ năng cần thiết trong nghiên cứu khoa học tự nhiên.

B. Dự báo là kĩ năng không cần thiết của người làm nghiên cứu.

C. Dự báo là kĩ năng dự đoán điều gì sẽ xảy ra dựa vào quan sát, kiến thức, suy luận của con người,... về các sự vật, hiện tượng.

D. Kĩ năng dự báo thường được sử dụng trong bước dự đoán của phương pháp tìm hiểu tự nhiên.

Câu 6 : Sau khi thu thập mẫu vật, dữ liệu để nghiên cứu, các nhà khoa học lựa chọn các mẫu vật, dữ liệu có cùng đặc điểm chung giống nhau để sắp xếp thành các nhóm. Đây là kĩ năng nào?

A. Kĩ năng quan sát.  B. Kĩ năng phân loại.  C. Kĩ năng liên kết.  D. Kĩ năng dự báo.

Câu 7: Bước nào sau đây không thuộc tiến trình tìm hiểu tự nhiên?

A. Quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu.   B. Lập kế hoạch kiểm tra giả thuyết.

C. Rèn luyện sức khỏe.                           D. Kết luận.

Câu 8: Bạn Lan thấy rằng việc nảy mầm từ hạt đậu xanh và hạt đậu đen là khác nhau. Theo em, đâu không phải kĩ năng bạn Lan cần thực hiện để tìm hiểu sự giống và khác nhau của hai loại hạt đậu nói trên?

A. Quan sát.     B. Đo.        C. Dự báo.       D. Phân loại.

Câu 9: Nhóm học sinh cùng tìm hiểu ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự bay hơi của nước, nhóm đã tiến hành thí nghiệm sau:

Rót cùng một lượng nước vào 2 chiếc cốc giống nhau. Để cốc thứ nhất ngoài nắng và cốc thứ hai trong phòng kín, thoáng mát. Sau 2 giờ đồng hồ quay lại đo thể tích nước còn lại trong cốc.

Kết quả thu được cũng đã khẳng định sự bay hơi nước chịu tác động bởi nhiệt độ. Ở nơi có nhiệt độ cao thì nước bay hơi nhanh hơn.

Thí nghiệm này thuộc bước nào trong các bước của phương pháp tìm hiểu tự nhiên?

A. Hình thành giả thuyết.                           B. Thực hiện kế hoạch.

C. Quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu.      D. Kết luận.

Câu 10: Quá trình trao đổi chất là:

A. Quá trình cơ thể lấy các chất từ môi trường, biến đổi chúng thành các chất cần thiết cho cơ thể, cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời thải các chất thải ra môi trường.

B. Quá trình cơ thể trực tiếp lấy các chất từ môi trường sử dụng các chất này cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời thải các chất thải ra môi trường.

C. Quá trình cơ thể lấy các chất từ môi trường, biến đổi chúng thành các chất cần thiết cho cơ thể.

D. Quá trình biến đổi các chất trong cơ thể cơ thể thành năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống, đồng thời thải các chất thải ra môi trường.

Câu 11: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về vai trò của quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể?

A. Tạo ra nguồn nguyên liệu cấu tạo nên tế bào và cơ thể.

B. Sinh ra nhiệt để giải phóng ra ngoài môi trường.

C. Cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào.

D. Tạo ra các sản phẩm tham gia hoạt động chức năng của tế bào.

Câu 12: Sinh vật có thể tồn tại, sinh trưởng, phát triển và thích nghi với môi trường sống là nhờ có quá trình nào?

A. Quá trình trao đổi chất và sinh sản.                         B. Quá trình chuyển hóa năng lượng.

C. Quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng. D. Quá trình trao đổi chất và cảm ứng.

Câu 13: Quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng giúp cơ thể sinh vật

A. phát triển kích thước theo thời gian                                          

C. tích lũy năng lượng

B. tồn tại, sinh trưởng, phát triển, sinh sản, cảm ứng và vận động

D. vận động tự do trong không gian

Câu 14: Quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng tạo ra ... cung cấp cho các hoạt động của cơ thể. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống.

A. Hóa năng    B. Nhiệt Năng         C. Động năng          D. Năng lượng

Câu 15: Sản phẩm của quang hợp là:

A. nước, khí carbon dioxide.                     B. glucose, khí carbon dioxide. 

C. khí oxygen, glucose.                             D. glucose, nước.

Câu 16:Yếu tố bên ngoài nào sau đây không ảnh hưởng đến quang hợp của cây xanh?

A. Nước.        B. Khí oxygen.                     C. Khí cacbon dioxide.         D. Ánh sáng.

Câu 17: Những yếu tố chủ yếu ngoài môi trường ảnh hưởng đến quang hợp của cây xanh là:

 A. nước, ánh sáng, nhiệt độ.                     B. nước, khí cacbon dioxide, nhiệt độ.

C. nước, ánh sáng, khí oxygen, nhiệt độ.        D. nước, ánh sáng, khí cacbon dioxide, nhiệt độ.

Câu 18: Yếu tố ánh sáng ảnh hưởng đến quang hợp của cây xanh như thế nào?

A. Ánh sáng quá mạnh thì hiệu quả quang hợp càng tăng.

B. Ánh sáng càng yếu thì hiệu quả quang hợp càng tăng.

C. Ánh sáng quá mạnh sẽ làm giảm hiệu quả quang hợp.

D. Ánh sáng quá mạnh thì sẽ không ảnh hưởng đến quang hợp.

Câu 19: Quang hợp là quá trình

A. thu nhận và chuyển hóa năng lượng ánh sáng, tổng hợp nên các chất hữu cơ từ các chất vô cơ như nước, khí carbon dioxide, diễn ra ở tế bào có chất diệp lục, đồng thời thải ra khí oxygen.

B. thu nhận và chuyển hóa năng lượng ánh sáng, tổng hợp nên các chất hữu cơ từ các chất vô cơ như nước, khí oxygen, diễn ra ở tế bào có chất diệp lục, đồng thời thải ra khí carbon dioxide.

C. thu nhận và chuyển hóa năng lượng ánh sáng, tổng hợp nên các chất hữu cơ từ các chất vô cơ như chất khoáng, khí oxygen, diễn ra ở tế bào có chất diệp lục, đồng thời thải ra khí carbon dioxide.

D. thu nhận và chuyển hóa năng lượng ánh sáng, tổng hợp nên các chất vô cơ từ các chất hữu cơ như nước, khí carbon dioxide, diễn ra ở tế bào có chất diệp lục, đồng thời thải ra khí oxygen.

Câu 20: Đặc điểm nào của lá giúp lá nhận được nhiều ánh sáng?

A. Phiến lá có dạng bản mỏng.  B. Lá có màu xanh. C. Lá có cuống lá.   D. Lá có tính đối xứng.

Câu 21: Nguyên liệu của quá trình quang hợp gồm

A. khí oxygen và glucose.                                              B. glucose và nước.

C. khí carbon dioxide, nước và năng lượng ánh sáng.   D. khí carbon dioxide và nước.

Câu 22: Vì sao trong nông nghiệp để tăng năng suất một số loại cây trồng người ta thường dùng đèn chiếu sáng vào ban đêm?

A. Vì khi chiếu sáng vào ban đêm sẽ tăng thời gian chiếu sáng từ đó tăng cường độ quang hợp của cây trồng → Góp phần tăng năng suất.

B. Vì khi chiếu sáng vào ban đêm sẽ tăng thời gian chiếu sáng từ đó giảm cường độ quang hợp của cây trồng → Góp phần tăng năng suất.

C. Vì khi chiếu sáng vào ban đêm sẽ góp phần làm giảm sự xuất hiện của sâu bệnh hại → Góp phần tăng năng suất cây trồng.

D. Vì khi chiếu sáng vào ban đêm sẽ góp phần làm giảm sự xuất hiện của sâu bệnh hại, giảm cường độ quang hợp → Góp phần tăng năng suất.

Câu 23: Vì sao trong thực tế người ta lại cần phải chống nóng và chống rét cho cây trồng?

A. Vì mỗi loại cây trồng chỉ sinh trưởng và phát triển thuận lợi trong một khoảng nhiệt độ nhất định. Nhiệt độ trung bình thường trong khoảng từ 20 – 30oC. Do vậy cần chống nóng khi nhiệt độ cao hơn và chống rét khi nhiệt độ thấp hơn để cây đảm bảo sinh trưởng và phát triển tốt.

B. Vì khi không chống rét và chống nóng cho cây thì cây trồng sẽ chết.

C. Vì khi cây bị nóng thì cần tưới nhiều nước cho cây, do vậy cần chống nóng để giảm bớt lượng nước tưới. Khi cây bị rét quá thì cần chống rét để hạn chế sâu bệnh phá hại cây trồng.

D. Vì mỗi loại cây trồng chỉ sinh trưởng và phát triển thuận lợi trong một khoảng nhiệt độ nhất định. Nhiệt độ trung bình thường trong khoảng từ 30 – 35oC. Do vậy cần chống nóng khi nhiệt độ cao hơn và chống rét khi nhiệt độ thấp hơn để cây đảm bảo sinh trưởng và phát triển tốt.

Câu 24: Cho các biện pháp sau:

1. Ngâm hạt giống trước khi gieo vào nước lạnh sau đó chuyển sang nước nóng để tăng tính chống chịu của hạt giống.

2. Bón phân hợp lí              3. Lắp đèn LED với cường độ ánh sáng và màu sắc khác nhau

4. Lắp đặt mái che               5. Tưới tiêu nước hợp lí

Biện pháp chống nóng cho cây trồng là

A. 2, 3, 4, 5.    B. 2, 3, 4.            C. 1, 2, 3, 5.            D. 1, 2, 4, 5.

Câu 25: Tại sao những cây như cây vạn niên thanh, cây địa lan lại có thể trồng được trong nhà?

A. Vì đây là những cây sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện ánh sáng yếu.

B. Vì đây là những cây sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện ánh sáng mạnh.

C. Vì đây là những cây sinh trưởng và phát triển tốt ở tất cả các điều kiện môi trường.

D. Vì đây là những cây cảnh nên con người trồng trong nhà, sau đó cây thích nghi.

Câu 26: Hô hấp tế bào là

A. quá trình tế bào phân giải chất hữu cơ giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể.

B. quá trình tế bào phân giải chất vô cơ giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể.

C. quá trình tế bào phân giải chất hữu cơ giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sinh sản.

D. quá trình tế bào phân giải chất vô cơ giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sinh trưởng và phát triển.

Câu 27: Cơ sở khoa học của các biện pháp bảo quản nông sản là

A. tăng nhẹ cường độ hô hấp tế bào.                         B. giảm nhẹ cường độ hô hấp tế bào.

C. giảm cường độ hô hấp tế bào tới mức tối thiểu.   D. tăng cường độ hô hấp tế bào tới mức tối đa.

Câu 28: Khi trồng trọt cần xới tơi đất trồng giúp

A. Giúp nước mưa dễ thẩm vào đất, cây không bị mất nước.

B. Giúp cây hấp thu tốt phân bón

C. Giúp đất thoáng khí, tăng khả năng hô hấp của cây trồng

D. Tạo điều kiện thuận lợi giúp các loài động vật có lợi cho cây trồng phát triển (VD  giun đất, trùng que).

Câu 29: Nhận định nào sau đây đúng khi nói về các biện pháp bảo quản nông sản?

A. Tùy theo từng nhóm nông sản mà có cách bảo quản khác nhau.

B. Để bảo quản nông sản, cần làm ngưng quá trình hô hấp tế bào.

C. Phơi khô nông sản sau thu hoạch là cách bảo quản nông sản tốt nhất.

D. Hô hấp không làm thay đổi khối lượng, chất lượng nông sản, thực phẩm.

Câu 30: Tại sao không nên để nhiều hoa hoặc cây xanh trong phòng ngủ?

A. Cây xanh quang hợp tạo ra nhiều O2 làm tăng cường độ hô hấp trong lúc ngủ.

B. Quá trình hô hấp ở cây xanh tạo ra nhiều CO2 làm tăng nồng độ CO2 trong môi trường, dễ gây ngạt cho cơ thể trong lúc ngủ.

C. Quá trình hô hấp ở cây xanh tạo ra nhiều O2 làm tăng nồng độ O2 trong môi trường, dễ gây ngạt cho cơ thể trong lúc ngủ.

D. Quá trình quang hợp ở cây xanh tạo ra nhiều CO2 làm tăng nồng độ CO2 trong môi trường, dễ gây ngạt cho cơ thể trong lúc ngủ.

Câu 31: Các phương pháp nào sau đây được sử dụng để bảo quản hạt thóc giống?

 (1) Bảo quản thóc giống trong túi ni lông và buộc kín.

 (2) Bảo quản thóc giống trong kho lạnh.

 (3) Phơi khô thóc giống cho vào bao tải để ở nơi khô, thoảng.

 (4) Bảo quản thóc giống trong điều kiện nồng độ CO2 cao.

A. (1), (2)         B. (2), (3)      C.  (1), (3), (4)        D. (1), (2), (3), (4)

Câu 32: Trong phòng chứa nông sản (khoai, thóc, hạt đỗ), để giảm hao hụt và giữ chất lượng cho nông sản đó trong thời gian dài, người ta thường làm gì?

A. Hạ thấp nhiệt độ, độ ẩm và lượng oxi, tăng lượng cacbonic

B. Hút bớt khí oxi và cacbonic, rồi bơm khí nito vào phòng

C. Để phòng luôn thoáng, cho vôi bột hút ẩm vào phòng đó

D. Làm phòng kín, giữ nhiệt độ bảo quản luôn ở 40c

Câu 33: Chức năng của khí khổng là

A. trao đổi khí carbon dioxide với môi trường.         B. trao đổi khí oxygen với môi trường.

C. thoát hơi nước ra môi trường.                               D. Cả ba chức năng trên.

Câu 34: Trong quá trình quang hợp ở thực vật, các khí được trao đổi qua khí khổng như thế nào?

A. CO2 và O2 khuếch tán từ môi trường vào trong tế bào lá, hơi nước thoát ra ngoài.

B. O2 và CO2 khuếch tán từ trong tế bào lá ra môi trường.

C. O2 khuếch tán từ môi trường vào trong tế bào lá, CO2 khuếch tán từ trong tế bào lá ra môi trường.

D. CO2 khuếch tán từ môi trường vào trong tế bào lá, O2 khuếch tán từ trong tế bào lá ra môi trường.

Câu 35: Khi hô hấp, quá trình trao đổi khí diễn ra như thế nào?

A. Lấy vào khí carbon dioxide, thải ra khí oxygen.     

B. Lấy vào khí oxygen, thải ra khí carbon dioxide.

C. Lấy vào khí carbon dioxide và hơi nước.

D. Lấy vào khí oxygen và hơi nước.

Câu 36: Sắp xếp các bộ phận sau theo đúng thứ tự của cơ quan hô hấp ở người: phổi, khí quản, khoang mũi, thanh quản, phế quản.

A. Khoang mũi, khí quản, thanh quản, phế quản, phổi.

B. Khoang mũi, thanh quản, khí quản, phế quản, phổi.

C. Khoang mũi, phế quản, khí quản, thanh quản, phổi.

D. Khoang mũi, phổi, khí quản, thanh quản, phế quản.

Câu 37: Hình ảnh nào dưới đây là cấu trúc của phân tử nước?

A

 

C

 

 

B

 

D

 

Câu 38: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về vai trò của nước?

A. Nước tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chất.    

B. Nước là thành phần cấu trúc tế bào.

C. Nước cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống.

D. Nước giúp duy trì nhiệt độ bình thường của cơ thể.

Câu 39: Phân tử nước được tạo thành từ

A. Một nguyên tử oxygen liên kết với hai nguyên tử hydrogen bằng liên kết cộng hoá trị.

B. Một nguyên tử nitrogen liên kết với ba nguyên tử hydrogen bằng liên kết cộng hoá trị.

C. Một nguyên tử oxygen liên kết với hai nguyên tử hydrogen bằng liên kết ion.

D. Một nguyên tử oxygen liên kết với hai nguyên tử hydrogen bằng liên kết hydrogen.

Câu 40: Cho các tính chất sau:

1. Là một chất lỏng không màu, không mùi, không vị.       2. Sôi ở 100oC, đông đặc ở 0oC.

3. Có thể hòa tan được nhiều chất như muối ăn, đường,…  4. Có thể hòa tan được dầu, mỡ.

5. Có thể tác dụng với nhiều chất hóa học để tạo thành các hợp chất khác.

Các tính chất của nước là

A. 1, 2, 3, 5.         B. 1, 2, 3, 4, 5.             C. 1, 2, 4, 5.            D. 1, 3, 4, 5.

Câu 41. Phương pháp tìm hiểu tự nhiên là

A. hoạt động con người chủ động tìm tòi, khám phá ra tri thức khoa học.

B. tìm hiểu về thế giới con người, mối quan hệ của con người với môi trường.

C. cách thức tìm hiểu các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và đời sống, chứng minh được các vấn đề trong thực tiễn bằng các dẫn chứng khoa học.

D. cách thức tìm hiểu về thế giới tự nhiên và những ứng dụng khoa học tự nhiên trong cuộc sống thông qua các phương tiện truyền thông như sách, báo, internet.

Câu 42. Bước làm nào sau đây không thuộc phương pháp tìm hiểu tự nhiên?

A. Đề xuất vấn đề cần tìm hiểu.

B. Đưa ra dự đoán khoa học để giải quyết vấn đề.

C. Lập kế hoạch sinh hoạt cá nhân.

D. Viết báo cáo. Thảo luận và trình bày báo cáo khi được yêu cầu.

Bài tập đã có 2 trả lời, xem 2 trả lời ... | Chính sách thưởng | Quy chế giải bài tập
Không chấp nhận lời giải copy từ Trợ lý ảo / ChatGPT. Phát hiện 1 câu cũng sẽ bị xóa tài khoản và không được thưởng
Đăng ký tài khoản để nhận Giải thưởng khi trả lời bài tập.
Đăng ký tài khoản để có thể trả lời bài tập này!

Đăng ký qua Facebook hoặc Google:

Hoặc lựa chọn:
Đăng ký bằng email, điện thoại Đăng nhập bằng email, điện thoại
Lazi.vn