Truyện Sự tích trầu, cau và vôi thuộc thể loại nàoCâu 1. Truyện Sự tích trầu, cau và vôi thuộc thể loại nào? A. Truyện cổ tích B. Truyện đồng thoại C. Truyền thuyết D. Thần thoại. Câu 2. Câu chuyện trong tác phẩm được kể bằng lời của ai? A. Lời của nhân vật Lang. B. Lời của người kể chuyện. C. Lời của nhân vật Tân D. Lời của vua Hùng. Câu 3. Vì sao Lang theo anh đến học nhà đạo sĩ họ Lưu sau khi cha mẹ qua đời? A. Vì muốn được học hành, đỗ đạt. B. Vì quyến luyến không muốn xa anh. C. Vì muốn giúp anh học tập. D. Vì chưa thể sống tự lập. Câu 4. Thành ngữ nào sau đây diễn tả đúng tình cảnh của Lang khi chị dâu nhầm lẫn? A. Ba mặt một lời. B. Một mất mười ngờ. C. Một duyên hai nợ. D. Tình ngay lí gian. Câu 5. Tại sao Lang lại bỏ nhà ra đi? A. Vì vừa giận anh vừa thẹn bởi sự nhầm lẫn của chị dâu. B. Vì Lang ghen với hạnh phúc của anh và chị dâu. C. Vì Lang muốn tìm nơi khác để lập nghiệp. D. Vì Lang vừa đố kị với anh và giận chị dâu. Câu 6. Điều gì khiến vua Hùng cảm động khi nghe các cụ già kể chuyện về ba nhân vật Tân, Lang và cô gái họ Lưu? A. Số phận oan khuất của ba nhân vật. B. Trí tuệ hơn người của ba nhân vật. C. Tình cảm gắn bó giữa ba nhân vật. D. Tình cảm của dân làng với ba nhân vật. Câu 7. Nhận xét nào sau đây đúng với truyện Sự tích trầu, cau và vôi ? A. Giải thích các hiện tượng thiên nhiên. B. Ca ngợi tình cảm cộng đồng bền chặt. C. Thể hiện sự cảm thương cho số phận người phụ nữ. D. Giải thích nguồn gốc tục ăn trầu của người Việt. Câu 8. Tại sao cả ba nhân vật đều bỏ nhà ra đi và gặp nhau ở một điểm? A. Vì họ theo dấu chân của nhau để tìm nhau. B. Vì cùng gặp một con sông và không thể qua. C. Vì họ mỏi mệt không muốn đi tiếp. D. Vì họ sợ không dám đi tiếp. Câu 9. Hãy rút ra bài học mà em tâm đắc nhất sau khi đọc tác phẩm. Câu 10. Em có nhận xét gì về sự hóa thân (thành đá, cau, trầu) của mỗi nhân vật trong tác phẩm? Giúp với ạ |