Hồ Thị Ngọc Khánh | Chat Online
27/11/2023 18:56:51

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi


Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

"Xem người ta kia!" – đó là câu mẹ tôi thường thốt lên mỗi khi không hài lòng - với tôi về một điều gì đó. Cùng với câu này, mẹ còn nói: "Người ta cười chết!", "Có ai như thế không?", "Có ai làm vậy không?", "Ai đời lại thế?"... Tôi là đứa trẻ được dạy nhiều về hiếu thuận, tôi đã cố sức vâng lời để mẹ vui lòng. Nhưng mỗi lần như vậy, tôi luôn phải dằn lòng nuốt một cục ấm ức.

Mẹ tôi giờ đã khuất và tôi cũng đã lớn. Tôi luôn nhớ về mẹ với niềm xúc động khôn nguôi. Tôi đã hiểu ra, mỗi lần bảo tôi: "Xem người ta kìa!” là một lần mẹ mong ôi làm sao để bằng người, không thua em kém chị, không làm xấu mặt gia đình, dòng ộc, không để ai phải phàn nàn, kêu ca điều gì. Mà có lẽ không riêng gì mẹ tôi. Có gười mẹ nào trên đời không ước mong điều đó?

Mẹ tôi không phải không có lí khi đòi hỏi tôi phải lấy người khác làm chuẩn mực noi theo. Trên đời, mọi người giống nhau nhiều điều lắm. Ai chẳng muốn thông nh, giỏi giang? Ai chẳng muốn được tin yêu, tôn trọng? Ai chẳng muốn thành đạt? ình công của người này có thể là niềm ao ước của người kia. Vì lẽ đó, xưa nay, đã không ít người tự vượt lên chính mình nhờ noi gương những cá nhân xuất chúng. muốn tôi giống người khác, thì “người khác” đó trong hình dung của mẹ nhất định i là người hoàn hảo, mười phân vẹn mười.

Tuy vậy, thú thật, trong thâm tâm, tôi cũng không quên cảm giác bất mãn của mình mỗi lần nghe mẹ trích cử.

Từ khi biết nhìn nhận và suy nghĩ, tôi dần dần hiểu ra rằng, thế giới này la muôn màu muôn vẻ, vô tận, và chính điều đó khiến thế giới trở nên hấp dẫn lạ lùng. Chim thủ trên rừng, cá tôm dưới biển cũng thế mà xã hội con người cũng thế. Kia, lớp học của chúng tôi sinh động biết bao vì mỗi người một vẻ. Bạn tôi đấy, cao thấp, béo gầy, đen trắng khác nhau, giọng nói khác nhau đã đành, mà thói quen, sở thích cũng có giống nhau đầu. Tùng thích vẽ vời, Nhung ra ca hát, nhảy múa. Hoài thì sôi nổi, nhi nhành, Thơ lúc nào cũng kín đáo, trầm tư. Trần Long nổi tiếng là một "danh hài", Minh Diệu thì hơn người ở trí nhớ siêu việt... Người ta thường nói học trò “nghịch như quỷ", ai ngờ “quỷ” cũng là cả một thế giới, chẳng “quý” nào giống “quỷ” nào! Tôi đã đọc đâu đó một câu rất hay: "Chỗ giống nhau nhất của mọi người trên thế gian này là... không ai giống ai cả". Chính chỗ “không giống ai" nhiều khi lại là một phần rất đáng quý trong mỗi con người. (Trích “Xem người ta kia!", Lạc Thanh, theo tạp chí Sông Lam, tháng 8/2020)

Câu 1: Chỉ ra ở văn bản:

a) Đoạn văn nêu vấn đề bằng cách kể một câu chuyện.

b) Đoạn văn là lời diễn giải của người viết.

c) Đoạn văn dùng bằng chứng để làm sáng tỏ vấn đề.

Câu 2: Theo đoạn trích, lí do người mẹ muốn con giống người khác là gì? Người mẹ có lí chỗ nào khi mong muốn như vậy?

Câu 3: Nhân vật “tôi” đã đưa ra những dẫn chứng nào để chứng tỏ thế giới này muôn hình muôn vẻ? Câu 4: Biết hòa đồng, gần gũi mọi người, nhưng cũng phải biết giữ lấy cái riêng và

tôn trọng sự khác biệt. Em có đồng ý với ý kiến này không? Vi sao?

Đề viết:

1. Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về bài ca dao:

Công cha như núi ngắt trời,

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông.

Núi cao biển rộng mênh mông. Cù lao chỉn chữ ghi lòng con ơi!

2- Em hãy viết một đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “À ơi tay mẹ" của nhà thơ Bình Nguyên.
SOS mọi người giải nhanh lên giúp tớ với

Bài tập đã có 1 trả lời, xem 1 trả lời ... | Chính sách thưởng | Quy chế giải bài tập
Không chấp nhận lời giải copy từ Trợ lý ảo / ChatGPT. Phát hiện 1 câu cũng sẽ bị xóa tài khoản và không được thưởng
Đăng ký tài khoản để nhận Giải thưởng khi trả lời bài tập.
Đăng ký tài khoản để có thể trả lời bài tập này!

Đăng ký qua Facebook hoặc Google:

Hoặc lựa chọn:
Đăng ký bằng email, điện thoại Đăng nhập bằng email, điện thoại
Lazi.vn