GIÓ LẠNH CHIỀU ĐÔNG, đọc và trả lời các câu hỏi bên dướiGIÓ LẠNH CHIỀU ĐÔNG Gió lạnh chiều đông nhớ tuổi thơ Bầy chim chèo bẻo, nấp bên bờ Mênh mông nước bạc đồng sau gặt Một nỗi buồn xa như sóng xô. Chim ở đâu về sà chớp mắt Chim vương nhựa trết, hết bay rồi Bắt chim nghe lạnh hai đầu cánh Tưởng mặt trời se rụng đến nơi. Tuổi nhỏ hắt hiu giữa cánh đồng Nửa tràn sương núi, nửa hơi sông Có gì ẩm ướt trong hồi tưởng Như áo ngày mưa bặn bếp hong. Gió lạnh chiều đông xui nhớ thuở Bẫy chim chèo bẻo nấp bên bờ. Hôm nay ta nấp, thơ giăng lưới Bẫy tháng năm về, bắt tuổi thơ. Câu 1: Chủ đề của văn bản trên là gì? (Những vấn đề được nêu ra trong văn bản) Câu 2: Trong văn bản chủ thể trữ tình xuất hiện dưới dạng nào? Vì sao anh/chị biết được điều đó? (Căn cứ vào đại từ nhân xưng, Căn cứ vào việc nhập vai hay vào các biểu hiện về từ ngữ hình ảnh) Câu 3: Nêu những từ ngữ miêu tả cảm xúc của chủ thể trữ tình Câu 4: Tuổi thơ của tác giả được gợi nhớ qua những hình ảnh nào? Câu 5: Chỉ ra và nêu tác dụng của cách gieo vần ngắt nhịp được sử dụng trong khổ thơ sau: Tuổi nhỏ hắt hiu giữa cánh đồng Nửa tràn sương núi, nửa hơi sông Có gì ẩm ướt trong hồi tưởng Như áo ngày mưa bặn bếp hong. Câu 6: Nêu cảm hứng chủ đạo của bài thơ. Cách sử dụng từ ngữ/ hình ảnh, biện pháp tu từ trong bài thơ đã có tác dụng gì trong việc thể hiện cảm hứng chủ đạo? Câu 7: Phân tích diễn biến tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình trong bài thơ. ( gạch ý, không cần viết) |