Tâm trạng của nhân vật ông Hai trong đoạn trích trên nảy sinh từ tình huống nào? Nêu ý nghĩa của tình huống ấyĐọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: “Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được. M hat ot lúc sau ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi. - Liệu có thật không hở bác? Hay là chỉ lại... [...] - Hà, nắng gớm, về nào... Ông lão vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. Tiếng vười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên ấy vẫn dõi theo. Ông nghe rõ cái giọng chua lanh lảnh của người đàn bà cho con bú: - Cha mẹ tiên sư nhà chúng nó! Đói khổ ăn cắp ăn trộm bắt được người ta còn thương. Cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đứa một nhát. Ông Hai cúi gằm mặt xuống mà đi. Ông thoáng nghĩ đến mụ chủ nhà. Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lén đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau. Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đâu...” (Trích “Làng”- Kim Lân) Câu 1. Tâm trạng của nhân vật ông Hai trong đoạn trích trên nảy sinh từ tình huống nào? Nêu ý nghĩa của tình huống ấy. Câu 2. Hãy chỉ rõ các kiểu ngôn ngữ nhân vật có trong đoạn trích và nêu tác dụng của mỗi kiểu ngôn ngữ nhân vật ấy trong đoạn văn. Câu 3. Câu nói của ông Hai: "Hay là chỉ lại...” vi phạm phương châm hội thoại nào? Câu 4. Câu nói của ông Hai "Hà, nắng gớm, về nào..." nhằm mục đích gì? Câu 5. Nêu tên một văn bản đã học mà trong đó tác giả cũng miêu tả nỗi đau của một lão nông qua nét mặt. Tác giả của văn bản đó là ai? Câu 6. Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 12 câu) theo phép lập luận diễn dịch phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai trong đoạn trích trên. Trong đó có sử dụng một thành phần biệt lập phụ chú và phép nối để liên kết (gạch chân, chú thích rõ) |