Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tâm trạng của nhân vật ông Hai trong đoạn trích trên nảy sinh từ tình huống nào? Nêu ý nghĩa của tình huống ấy

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
“Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được. M hat ot lúc sau ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi.
- Liệu có thật không hở bác? Hay là chỉ lại...
[...]
- Hà, nắng gớm, về nào...
Ông lão vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. Tiếng vười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên ấy vẫn dõi theo. Ông nghe rõ cái giọng chua lanh lảnh của người đàn bà cho con bú:
- Cha mẹ tiên sư nhà chúng nó! Đói khổ ăn cắp ăn trộm bắt được người ta còn thương. Cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đứa một nhát.
Ông Hai cúi gằm mặt xuống mà đi. Ông thoáng nghĩ đến mụ chủ nhà.
Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lén đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau.
Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đâu...”
(Trích “Làng”- Kim Lân)
Câu 1. Tâm trạng của nhân vật ông Hai trong đoạn trích trên nảy sinh từ tình huống nào? Nêu ý nghĩa của tình huống ấy.
Câu 2. Hãy chỉ rõ các kiểu ngôn ngữ nhân vật có trong đoạn trích và nêu tác dụng của mỗi kiểu ngôn ngữ nhân vật ấy trong đoạn văn.
Câu 3. Câu nói của ông Hai: "Hay là chỉ lại...” vi phạm phương châm hội thoại nào?
Câu 4. Câu nói của ông Hai "Hà, nắng gớm, về nào..." nhằm mục đích gì?
Câu 5. Nêu tên một văn bản đã học mà trong đó tác giả cũng miêu tả nỗi đau của một lão nông qua nét mặt. Tác giả của văn bản đó là ai?
Câu 6. Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 12 câu) theo phép lập luận diễn dịch phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai trong đoạn trích trên. Trong đó có sử dụng một thành phần biệt lập phụ chú và phép nối để liên kết (gạch chân, chú thích rõ)
1 trả lời
Hỏi chi tiết
448
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Câu 1: Tâm trạng của nhân vật ông Hai trong đoạn trích trên nảy sinh từ tình huống ông bị người đàn bà chê bai và xúc phạm. Tình huống này gây ra sự tổn thương và đau đớn trong lòng ông Hai.

Câu 2: Trong đoạn trích, có các kiểu ngôn ngữ nhân vật như ngôn ngữ nghẹn ngào, ngôn ngữ lạc hẳn, ngôn ngữ chua lanh lảnh. Kiểu ngôn ngữ nghẹn ngào và lạc hẳn thể hiện tâm trạng buồn bã, đau khổ của ông Hai. Kiểu ngôn ngữ chua lanh lảnh thể hiện sự căm phẫn và khinh miệt của người đàn bà đối với ông Hai.

Câu 3: Câu nói của ông Hai "Hay là chỉ lại..." vi phạm phương châm hội thoại không lịch sự và không tôn trọng người khác. Ông Hai đang đề nghị người khác nói lại những lời xúc phạm và chê bai mà người đó đã nói về ông.

Câu 4: Câu nói của ông Hai "Hà, nắng gớm, về nào..." nhằm mục đích tránh xa những lời chê bai và xúc phạm của người đàn bà. Ông Hai muốn thoát khỏi tình huống khó xử và trở về nhà để tìm sự an ủi và sự yên bình.

Câu 5: Một văn bản đã học mà miêu tả nỗi đau của một lão nông qua nét mặt là "Chiếc lá cuối cùng" của Nguyễn Khải.

Câu 6: Trong đoạn trích, ông Hai trải qua một tình huống đau đớn khi bị người đàn bà chê bai và xúc phạm. Ban đầu, ông lão cảm thấy nghẹn ngào và tê rân rân, tưởng như không thể thở được. Ông cố gắng nuốt cái gì đó vướng ở cổ và hỏi xem có phải là sự thật hay không. Tuy nhiên, ông Hai bị người đàn bà chua lanh lảnh chê bai và xúc phạm, khiến ông cảm thấy tổn thương và đau khổ. Ông Hai về nhà và nằm xuống giường, nhìn lũ con chơi đùa và cảm thấy tủi thân. Ông nhận ra rằng cả lũ con của ông cũng bị người ta khinh miệt và xúc phạm, và ông cảm thấy khốn nạn vì bằng ấy tuổi mà chúng nó đã phải trải qua những điều đau khổ như vậy.
1
0
Lê Nhi
09/12/2023 15:20:22
+5đ tặng

Câu 1:

- Tâm trạng ông Hai trong đoạn trích nảy sinh từ tình huống : Ông nghe tin làng Chợ Dầu- ngôi làng ông luôn tự hào , yêu mến lại Việt gian theo Tây.

- Ý nghĩa :

+ Nổi bật tình cảm yêu thương, trân trọng ngôi làng của nhân vật.

+ Bộc lộ nội tâm cảm xúc của ông Hai : đau đớn, tủi hổ, bẽ bàng ; niềm tự hào của ông sụp đổ trước cái tin sét đánh ấy 

Câu 2 : Các kiểu ngôn ngữ 

* Đối thoại :

"- Liệu có thật không hở bác? Hay là chỉ lại..."

→ tác dụng : ngập ngừng muốn hỏi lại , sự hy vọng cuối cùng của ông Hai

 - "Thì chúng tôi vừa mới ở dưới ấy lên đây mà lại. Việt gian từ thằng chủ tịch mà đi cơ ông ạ. Tây vào làng, chúng nó bảo nhau vác cờ thần ra hoan hô. Thằng chánh Bệu thì khuân cả tủ chè, đỉnh đồng, vải vóc lên xe cam-nhông, đưa vợ con lên vị trí với giặc ở ngoài tỉnh mà lại"

→ tác dụng : khẳng định thông tin đúng sự thật , làng Chợ Dầu Việt gian

"Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà?"

"Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy!"

→ tác dụng : mỉa mai , chê trách, khinh thường ngôi làng bán nước cho Tây

* Độc thoại :

"Hà, nắng gớm, về nào"

→ tác dụng : đánh trống lảng , nhân vâth muốn nhanh chóng rời khỏi cuộc trò chuyện vì quá xấu hổ, nhục nhã.

* Độc thoại nội tâm 

"Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu...

→ tác dụng : Bộc lộ nỗi đau đớn , căm tức , hổ thẹn của một người nông dân yêu làng quê hết mực.
Câu 3
Vi phạm phương châm hội thoại: Pc về chất vì chưa có căn cứ xác thực. Câu hỏi nghi ngờ của ông Hai " Liệu có thật không hở bác? Hay là chỉ lại ..." cho thấy người dưới xuôi chưa có căn cứ xác thực nhưng đã khẳng định. 
Câu 5
- Lão Hạc. Của nhà văn Nam Cao. Nói về cuộc sống khốn khó của nhân vật Lão Hạc quẩn cực đến mức phải ăn bã chó mà chết
Câu 6
Nghe tin làng chợ Dầu của mình theo giặc, trong tâm lý ông Hai đã diễn ra các diễn biến tâm trạng hết sức đặc sắc. Vừa từ phòng thông tin bước ra, đang phấn chấn trước bao nhiêu là tin hay về chiến thắng của quân ta ở nhiều nơi trên đất nước, thế mà ông Hai lại gặp phải tình huống quá bất ngờ này. Vốn là người rất yêu và tự hào về cái làng của mình, tin ấy đã khiến ông Hai vừa sững sờ, vừa đau khổ, vừa uất ức. Từ đỉnh cao của niềm vui, của niềm tin, ông Hai rơi xuống vực thẳm của sự đau đớn, tủi hổ. Niềm tự hào của ông về cái làng mà ông hằng yêu dấu thế là sụp đổ tan tành trc cái tin sét đánh ấy. Từ lúc ấy, trong tâm trí ông Hai chỉ còn cái tin dữ ấy xâm chiếm, ám ảnh ông ko dứt. Về đến nhà, ông lão nằm vật ra giường rồi tủi thân nhìn lũ con mà "nước mắt ông lão cứ giàn ra". Suốt mấy ngày liền, ông Hai không dám bước chân ra khỏi nhà, vì sợ phải nghe những lời bàn tán làng Chợ Dầu theo giặc. Ông cứ quanh quẩn ở nhà như thế mà nghe ngóng tình hình bên ngoài. "Một đám đông tụm lại, ông cũng để ý, dăm bảy tiếng cười nói xa xa, ông cũng chột dạ"... Ông Hai rơi vào tình trạng bế tắc, tuyệt vọng khi nghĩ tới tương lai. Bao nhiêu mâu thuẫn tâm lý giữa tình yêu làng và tình yêu nước cứ diễn ra trong ông. Quê hương và Tổ Quốc , bên nào nặng hơn? Đó ko phải điều đơn giản vì với ông, làng CD đã trở thành 1 phần của cuộc đời ông, còn cách mạng là cánh tay vững chắc đã kéo gia đình ông thoát khỏi ách nô lệ. Người nông dân ấy đã quyết định:" Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù". Như vậy, tình yêu làng có thiết tha, có mãnh liệt tới đâu cũng ko thể mãnh liệt hơn tình yêu đất nước. Người nông dân VN sau c/m đã sẵn sàng gạt bỏ tình cảm riêng tư để hướng tới t/cảm chung của cộng đồng. Để vơi bớt nỗi đau đớn, dằn vặt trong tâm can mình, ông chỉ biết trút nỗi lòng ấy vào cuộc trò chuyện với đứa con út (Cu Húc). Đó là một cuộc trò chuyện đầy xúc động giúp ta nhận thấy rõ nét hơn sự nhất quán giữa t/c làng quê và lòng yêu nc, tinh thần k/c ở người nông dân trog thời kỳ k/c chống Pháp. Có thể thấy, dù ông Hai đau khổ tột cùng khi nghe tin làng theo giặc nhưng tấm lòng thuỷ chung, son sắt với kháng chiến thì ko bao giờ thau đổi. Qua diễn biến tâm lý nhân vật ông Hai, ta cảm nhận được cụ thể hơn về tâm lý của người nông dân, đặc biệt là tình cảm với làng quê và tâm lý cộng đồng của họ.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư