Đọc văn bản và trả lời những câu hỏi bên dưới:KIỂM TRA ĐỀ SỐ 3 I. Phần đọc hiểu: Đọc văn bản và trả lời những câu hỏi bên dưới: Quê hương anh(nước mặn, đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau. Súng bên súng, đầu sát bên đầu Đêm rét chung chăn thành đội tri kỷ Đồng chí! Ruộng nương anh gửi bạn thân cày (Gian nhà không mặc kệ gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính. Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh, Sốt run người, vùng trán ướt mồ hôi. Áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày Thương nhau tay nắm lấy bàn tay! Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo. (Đồng chí – Chính Hữu : 2-1948) Chính Hữu là nhà thơ quân đội trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp. Thơ ông mang đậm dấu ấn cá nhân với cảm xúc dồn nén, vừa thiết tha, trầm hùng lại vừa sâu lắng, hàm súc, ngôn ngữ, hình ảnh chọn lọc, đặc sắc. Làm nên một nhà thơ với phong cách bình dị. tham Bài thơ Đồng chí được sáng tác vào đầu năm 1948, sau khi tác giả đã cùng đồng đội chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947) đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn của giặc Pháp lên chiến khu Việt Bắc. Bài thơ là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất viết về người lính Cách mạng của văn học thời kháng chiến chống Pháp (1946-1954). Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Câu 2. Chủ thể trữ tình trong tác phẩm là ai? Câu 3. Từ ngữ và hình ảnh nào trong bài thơ nói về quê hương của người lính? Câu 4. Tìm những thành ngữ có trong hai câu thơ đầu? Và nêu ý nghĩa của chúng? Câu 5. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: “Giếng nước gốc đa nhớ người ra linh”? nhân hóa Câu 6. Từ hình ảnh của người lính trong bài thơ, tuổi trẻ ngày hôm nay cần phải làm gì để tiếp - nối truyền thống của các anh? (trinh bày từ 5 đến 7 dòng). II. Phần viết: Phân tích, đánh giá nét đặc sắc về cấu tứ và hình ảnh của bài thơ “Đồng chí”. |