Thương Hoàng | Chat Online
15/12/2023 21:09:47

Sản phẩm của trồng trọt như gạo, ngô, khoai, rau, củ, quả thể hiện vai trò nào của trồng trọt?


Giúp mình với
Câu 1:
Sản phẩm của trồng trọt như gạo, ngô, khoai, rau, củ, quả thể hiện vai trò nào của trồng trọt?

A. Cung cấp lương thực, thực phẩm.           

B. Cung cấp thực phẩm.

C. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp.                               

D. Cung cấp nguyên liệu cho xuất khẩu.

Câu 2: Hiện nay để tạo ra sản phẩm đạt chuẩn cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu, xu hướng canh tác nào ngày càng mở rộng?

A. Tạo ra sản phẩm an toàn (tiêu chuẩn VietGap).           

B. Theo mô hình VAC.  

C. Theo mô hình RVAC.

D. Chuyên canh cây trồng.

Câu 3: Cây cà phê, cây chè, cây điều, thuộc nhóm cây

A. lương thực.                 B. lấy củ.              C. ăn quả.             D. công nghiệp.   

Câu 4: Cây trồng nào sau đây thuộc nhóm cây ăn quả?

A. Lúa                            B. Sắn                   C. Cam                 D. Mồng tơi

Câu 5: Phương thức trồng trọt độc canh là:

A. Chỉ trồng một loại cây duy nhất

B. Canh tác hai hay nhiều loại cây trồng trên cùng diện tích, cùng lúc hay cách thời gian không dài

C. Gieo trồng luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên cùng diện tích.

D. Tăng số vụ gieo trồng trên một diện tích đất trồng trong một năm

Câu 6: Đặc điểm cơ bản của nhà trồng trọt là:

A. Làm việc liên quan đến nghiên cứu, cây trồng, canh tác, chăm sóc, bảo tồn và khai thác sản phẩm từ cây trồng.

B. Làm việc liên quan đến nhân giống cây trồng

C. Làm việc liên quan đến bảo vệ cây trồng

D. Làm việc liên quan đến cây rừng

Câu 7: Vì sao chúng ta cần chuẩn bị đất trước khi gieo trồng?

A. Giúp đất trở nên tơi xốp.

B. Loại bỏ các chất độc hại, cỏ dại và mầm bệnh, sâu hại cây trồng; tạo tầng đất dày, chống ngập úng, dễ chăm sóc cây.

C. Tạo tầng đất dày, chống ngập úng, dễ chăm sóc cây.

D. Giúp đất trở nên tơi xốp, đủ độ ẩm và chất dinh dưỡng; loại bỏ các chất độc hại, cỏ dại và mầm bệnh, sâu hại cây trồng; tạo tầng đất dày, chống ngập úng, dễ chăm sóc cây.

Câu 8: Một số biểu hiện của cây trồng thiếu phân bón là

A. Cây còi cọc, kém phát triển, năng suất thấp.      

B. Cây có nhiều lá, năng suất thấp.

C. Cây dễ bị côn trùng gây hại.                   

D. Cây ra trái nhiều, cành lá sum sê.

Câu 9: Cần lưu ý những vấn đề gì khi bón phân cho cây trồng?

A. Sử dụng phân bón hóa học càng nhiều càng tốt.

B. Có thể bón phân vào bất cứ thời điểm nào.

C. Cung cấp đúng loại phân, đúng thời điểm, đủ chất dinh dưỡng và cân đối phù hợp với cây trồng.

D. Liên tục phun thuốc trừ sâu để kịp thời tiêu diệt sâu hại.

Câu 10: Bộ phận nào của cây được sử dụng làm nguyên liệu nhân giống vô tính bằng phương pháp giâm cành?

A. Lá                     B. Hoa                   C. Quả                   D. Cành                        

Câu 11: Rừng nào không thuộc vườn Quốc gia Việt Nam ở vùng Đông Nam Bộ

A. Cát Tiên                                        C. Côn Đảo

B. Bù Gia Mập                                   D. U Minh Thượng

Câu 12: Rừng phi lao trồng ở vùng ven biển để chắn gió bão và hệ rễ giữ đất hạn chế sạt lở thì gọi tên là

A. Rừng phòng hộ                              C. Rừng sản xuất

B. Rừng đặc dụng                               D. Rừng đặc hữu

Câu 13: Ý nào không đúng trong các ý dưới đây:

A. Rừng cung cấp khí cacbon dioxide cho con người và động vật, thu nhận khí oxi giúp không khí trong lành và góp phần điều hoà khí hậu.

B.  Rừng là nguồn cung cấp nguyên liệu các vật dụng cần thiết cho con người để sản xuất

C. Rừng ngăn chặn sạt lở, lũ lụt, các hiện tượng xói mòn.

D. Rừng ven biển chắn gió, chống cát.

Câu 14: Ngành sản xuất nào sau đây không sử dụng nguyên liệu từ rừng.

A. Ngành sản xuất đồ gỗ xây dựng.

B. Ngành sản xuất hàng thủ công mĩ nghệ (mây, tre đan).

C. Ngành chế tạo cơ khí

D. Ngành sản xuất dược liệu

Câu 15: Rừng được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trường là rừng gì?

A. Rừng đặc dụng

B. Rừng phòng hộ

C. Rừng sản xuất

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 16: Hình bên minh họa cho hình thức gieo trồng nào sau đây.

 

A. Gieo bằng hạt.       

B. Trồng bằng cây con.

C. Trồng bằng củ.     

D. Trồng bằng đoạn thân.

   

 

Câu 17: Một trong những công việc chăm sóc cây trồng là

A. Gieo hạt, trồng cây con.                 B. Bừa đất, san phẳng mặt ruộng.

C. Vun xới, làm cỏ dại.                      D. Lên luống.

Câu 18: Nội dung nào sau đây KHÔNG phải là một trong những vai trò của rừng

A. Điều hòa không khí.                     

B. Cung cấp lương thực cho xuất khẩu.

C. Là nơi sống của động, thực vật rừng.       

D. Cung cấp gỗ cho con người.

Câu 19: Nội dung nào sau đây là đúng khi nói về vai trò chính của rừng phòng hộ? 

A. Sản xuất, kinh doanh gỗ và các loại lâm sản.

B. Bảo tồn nguồn gene sinh vật.

C. Bảo vệ đất, chống xói mòn.

D. Phục vụ du lịch và nghiên cứu.

Câu 20: Rừng được thành lập để bảo tồn thiên nhiên, nguồn gene sinh vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa là rừng gì?

A. Rừng đặc dụng                            B. Rừng phòng hộ

C. Rừng sản xuất                      D. Cả 3 đáp án trên

Câu 21: Cây trồng nào sau đây thu hoạch bằng phương pháp đào?

A. Khoai tây                  B. Lúa                  C. Lạc                   D. Chôm chôm

Câu 22: Thu hoạch sản phẩm trồng trọt vào thời điểm nào sau đây là đúng nhất? 

A. Thu hoạch càng sớm càng tốt.

B. Thu hoạch đúng thời điểm.

C. Thu hoạch càng muộn càng tốt.

D. Thu hoạch khi con người có nhu cầu sử dụng.

Câu 23: Nội dung nào sau đây không phải là một trong những yêu cầu khi thu hoạch sản phẩm trồng trọt? 

A. Thu hoạch hết sản phẩm cùng một thời điểm.

B. Nhanh gọn, cẩn thận.

C. Áp dụng phương pháp thu hoạch phù hợp đối với từng loại cây trồng.

D. Sử dụng dụng cụ thu hoạch phù hợp đối với từng loại cây trồng.

Câu 24: Nhược điểm của biện pháp hóa học là:

A. Khó thực hiện, tốn tiền...

B. Gây độc cho người, ô nhiễm môi trường, phá vỡ cân bằng sinh thái

C. Hiệu quả chậm, tốn nhiều công sức tiền của

D. Ít tác dụng khi sâu,bệnh đã phát triển thành dịch

Câu 25: Nối các loại rừng sau cho phù hợp:

Rừng phòng hộ

 

Rừng bạch đàn

 

Rừng sản xuất

 

Rừng ngập mặn ở Nam Định

 

Rừng đặc dụng

 

Rừng Cúc Phương (Ninh Bình)

Câu 26: Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, thức ăn cho chăn nuôi, nguyên liệu cho công nghiệp và nông sản để xuất khẩu là:

A. Vai trò của trồng trọt                     B. Nhiệm vụ của trồng trọt

C. Chức năng của trồng trọt               D. Ý nghĩa của trồng trọt

II. TỰ LUẬN

Câu 1: Hãy nêu các nhóm cây trồng phổ biến ở Việt Nam và cho ví dụ?

          - Nhóm cây lương thực: lúa, gạo, ngô,…

          - Nhóm cây lấy củ: khoai lang, sắn, khoai tây, …

          - Nhóm cây ăn quả: nhãn, xoài, cam, bưởi, …

          - Nhóm cây rau, đỗ các loại: rau muống, cải xanh, rau răm, húng quế,…và các loại đỗ như đỗ xanh, đỗ đen, đỗ tương, …

          - Nhóm cây công nghiệp: chè, cà phê, cao su, điều, …

          - Nhóm hoa và cây cảnh: đào, mai, cúc, …

 

Câu 2: Nêu vai trò của rừng đối với đời sống và sản xuất?

    - Giúp không khí trong lành.

    - Điều hoà khí hậu.

    - Rừng ven biển chắn gió, chống cát.

    - Là nhà ở và là thức ăn của động vật.

    - Giúp bảo vệ độ phì nhiêu của đất, hạn chế các hiện tượng xói mòn, lũ lụt, sạt lỡ đất.

    - Cung cấp nguyên liệu cho sản xuất và phục vụ nghiên cứu khoa học.

Câu 3: Ngoài nhiệm vụ chung là bảo vệ môi trường và điều hoà khí hậu thì mỗi loại rừng còn có mục đích sử dụng riêng, đó là những mục đích nào?

     - Rừng sản xuất: được trồng chủ yếu để khai thác gỗ và các lâm sản khác.

     - Rừng đặc dụng: nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử-văn hoá, phục vụ du lịch.

     - Rừng phòng hộ: bảo vệ nguồn nước, đất, chống xói mòn, hạn chế lũ lụt.

Câu 4: Bản thân em cần làm gì để góp phần bảo vệ rừng và môi trường sinh thái?

Câu 5: Phân tích các công việc chăm sóc rừng sau khi trồng?

- Làm rào bảo vệ: giữ cây đứng thẳng, tránh sự phá hại của thú rừng.

- Phát quang (chặt bỏ dây leo, cây dại chèn ép cây rừng): tránh sự chèn ép về ánh sáng, dinh dưỡng đối với cây rừng, dễ dàng chăm sóc hơn.

- Làm cỏ: Loại bỏ cây dại tranh ánh sáng, dinh dưỡng của cây rừng.

- Xới đất, vun gốc: giữ cho cây vững, cung cấp dinh dưỡng cho cây.

- Bón phân: bổ sung kịp thời dinh dưỡng cho cây.

- Tỉa và dặm cây: đảm bảo mật độ cây rừng.

Câu 6

Viết một đoạn văn hoặc kể một câu chuyện có nội dung đề cập đến vai trò của rừng.

Câu 7

          Nhà bạn Huy có trồng một số chậu hoa hồng. Sáng nay khi tưới nước cho cây Huy phát hiện đã có một vài ổ trứng của một loài sâu hại trên lá cây. Em hãy gợi ý giúp bạn Huy biện pháp phù hợp để vừa loại bỏ được sâu hại, vừa đảm bảo an toàn cho con người, không gây ô nhiễm môi trường và giải thích vì sao lại lựa chọn biện pháp đó.

 

Bài tập đã có 1 trả lời, xem 1 trả lời ... | Chính sách thưởng | Quy chế giải bài tập
Không chấp nhận lời giải copy từ Trợ lý ảo / ChatGPT. Phát hiện 1 câu cũng sẽ bị xóa tài khoản và không được thưởng
Đăng ký tài khoản để nhận Giải thưởng khi trả lời bài tập.
Đăng ký tài khoản để có thể trả lời bài tập này!

Đăng ký qua Facebook hoặc Google:

Hoặc lựa chọn:
Đăng ký bằng email, điện thoại Đăng nhập bằng email, điện thoại
Lazi.vn