Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái trước phương án trả lời đúngĐọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái trước phương án trả lời đúng (từ câu 1 đến câu 8): VỀ NHÂN VẬT CÔ TẤM TRONG TRUYỆN TẤM CÁM (1) ...Cô Tấm là một hình tượng tiêu biểu và tập trung của đứa trẻ mồ côi bị dì ghẻ áp bức, bách hại... Sự bóc lột, áp bức của mụ dì ghẻ và đứa con gái mụ đối với cô Tấm đã được biểu hiện dưới nhiều khía cạnh. Đó là sự tước đoạt đến cạn tàu ráo máng như bắt con cá bống cuối cùng của Tấm mà Tấm nuôi dưới giếng đem làm thịt ăn. Đó là sự hành hạ chỉ vì mục đích hành hạ như trộn hạt đậu (hoặc thóc) vào gạo, bắt Tấm nhặt để không cho Tấm kịp đi dự hội. Đó là sự khinh bỉ như khi thấy Tấm ra thử giày thì dè bỉu... Mụ dì ghẻ và con Cám không những độc ác mà còn gian xảo... Sự tàn bạo của mụ dì ghẻ và con Cảm ngày càng tăng và với việc chúng đốt khung cửi thành tro bụi thì tác phẩm văn học dân gian đã sáng tạo được một hình tượng rất sắc nét để biểu hiện sự tàn bạo cùng cực của thế lực phản động. Thế lực đó nếu cần thì không từ một hành động nào, kể cả sự hủy diệt, để chống lại những người lương thiện. Rõ ràng là sự bóc lột, áp bức và bách hại của mụ dì ghẻ và con Cảm đối với cô Tấm trong gia đình phong kiến đã phản ảnh sự bóc lột, áp bức, bách hại của địa chủ đối với nông dân trong xã hội phong kiến. (2) ...Tác giả dân gian đã miêu tả cô Tấm như một người con gái có bản chất ngây thơ chân thật... Mỗi khi bị bóc lột hành hạ... thì cô chỉ biết khóc... khi sự tàn bạo của mụ dì ghẻ đã đi đến chỗ giết cô Tấm thì tác giả dân gian không thể để cô Tấm chịu đựng mãi được... Mỗi lần bị quật ngã là một lần cô Tấm đứng phắt dậy, mỗi lần bị giết là một lần cô sống lại, không phải là để chịu đau khổ như thuyết luân hồi quan niệm mà là để đấu tranh.... Cô Tấm đẹp vì thể chất cô đẹp, nhưng cũng vì tâm hồn cô đẹp. Đáng chú ý là “chiếc giày giao duyên” và “miếng trầu giao duyên” đã tiêu biểu cho cho hai mặt ấy trong cái đẹp của cô Tấm. Chiếc giày kì lạ kia là thước đo bàn chân xinh xắn, là thước đo cái đẹp thể chất của cô... Miếng trầu quen thuộc nọ là tiêu biểu cho bàn tay khéo léo, là tiêu biểu cho sự đảm đang, giỏi làm giỏi làm của cô... Miếng trầu cánh phượng là một hình tượng bắt nguồn từ phong tục dân tộc ta, nhưng nó đã trở thành hình tượng văn học biểu hiện đạo đức của nhân vật... Chi tiết “chiếc giày kì lạ” tiêu biểu cho cái đẹp thể chất là chi tiết có tính quốc tế; chi tiết “miếng trầu quen thuộc” tiêu biểu cho cái đẹp của tâm hồn là chi tiết có tính dân tộc, là chi tiết chỉ có ở Việt Nam... Nhưng cải đẹp nổi bật nhất của cô là tinh thần đấu tranh kiên cường... Cô gái ngây thơ đó, khi cần thì đã biết căm thù, cô gái dịu hiền đó, khi cần thì đã biết đấu tranh. (3) ...Trong truyện Việt Nam phải để cô Tấm trừng phạt Cảm như vậy thì mới chân thực. Trong cuộc đấu tranh dai dẳng và quyết liệt... nếu mụ dì ghẻ và con Cám còn sống thì chúng sẽ không để cô sống. Giữa hai cách xử sự sau đây phải chọn lấy một: để cho chúng sống rồi lại giết mình lần thứ năm, hay là giết chúng đi để có thể sống yên lành... Việc Tấm giết Cám và mụ dì ghẻ không hề làm giảm đạo đức của cô, làm giảm cái đẹp của hình tượng nhân vật... Nhưng ở đây quả là có vấn đề nên trừng phạt kẻ thù như thế nào?...Cô Tấm giết mụ dì ghẻ và Cám là hợp lí, hợp tình và hình tượng cô gái đó sẽ kém phần đẹp nếu tác giả dân gian để cho cô có thái độ nhu nhược hoặc thỏa hiệp với kẻ thù gian ác. Tuy vậy, cô Tấm sẽ còn đẹp hơn nữa nếu cô không dùng những hình thức tàn khốc để trừng trị bọn tội phạm... Nhưng biết làm sao được? Vả lại, chúng ta cũng không nên và không thể can thiệp vào đây. Oán thù đã sâu, cô Tấm không muốn làm khác đi và tác giả dân gian cũng không muốn để cô làm khác đi. Chúng ta nên thông cảm với mối căm thù chồng chất của nông dân với địa chủ. (Về truyện “Tấm Cám”, Đinh Gia Khánh, Sơ bộ tìm hiểu những vấn đề của truyện cổ tích qua truyện Tấm Cám, NXB Văn học, 1968) Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể loại nào? A. Truyện dân gian. B. Kí. C. Thơ. D. Văn nghị luận. Câu 2. Mục đích chính của văn bản trên là gì? A. Bày tỏ tình cảm của tác giả với nhân vật cô Tấm trong truyện cổ tích Tấm Cám. B. Cung cấp thông tin về nhân vật cô Tấm trong truyện cổ tích Tấm Cám. C. Phân tích, bàn luận về nhân vật cô Tấm trong truyện cổ tích Tấm Cám. D. Giới thiệu, thuyết minh về nhân vật cô Tấm trong truyện cổ tích Tấm Cám. Câu 3. Yếu tố nào sau đây thể hiện rõ đặc điểm thể loại của văn bản trên? A. Nhân vật và sự việc. B. Nhân vật và cảm xúc. C. Lí lẽ và bằng chứng. D. Thời gian và địa điểm. Câu 4. Khi nói về sự áp bức, bóc lột của mụ dì ghẻ và đứa con gái với Tấm, tác giả đã thể hiện thái độ gì? A. Căm ghét, lên án B. Căm ghét, e sợ C. Căm ghét, bất lực D. Phẫn nộ, tuyệt vọng. Câu 5. Trong văn bản trên, bằng chứng được trình bày theo cách nào? A. Dẫn nguyên văn cả truyện, trích dẫn từ/cụm từ trong truyện B. Tóm lược ý chính; trích dẫn từ/cụm từ trong truyện C. Tóm lược ý chính trong truyện; trích dẫn từ/cụm từ văn bản khác D. Trích dẫn từ/cụm từ văn bản khác; dẫn nguyên văn truyện. Câu 6. Biện pháp tu từ nổi bật nhất được sử dụng trong đoạn văn (1) là gì? A. Phép điệp B. Phép ẩn dụ C. Phép nhân hóa D. Phép so sánh. Câu 7. Các câu hỏi được sử dụng trong văn bản có tác dụng gì? A. Thể hiện thái độ phản đối, lên án hành động trừng phạt của cô Tấm. B. Thể hiện thái độ không đồng tình, thất vọng về hành động trừng phạt của cô Tấm. C. Thể hiện thái độ phân vân, khó xử khi bàn về hành động trừng phạt của cô Tấm. D. Thể hiện thái độ bất lực, thất vọng về hành động trừng phạt của cô Tấm. Câu 8. Dòng nào sau đây là tập hợp gồm tất cả các từ mượn? A. Phản động, tín ngưỡng, luân hồi, địa chủ. B. Phản động, bóc lột, yên lành, kiên cường. C. Tín ngưỡng, nông dân, yên lành, kiên cường D. Tín ngưỡng, luân hồi, yên lành, thông cảm. Câu 9. Tìm và giải thích nghĩa của thành ngữ được sử dụng trong văn bản. Nêu tác dụng của thành ngữ đó? Câu 9: Khi nói về vẻ đẹp của nhân vật cô Tấm, tác giả đã đưa ra những lí lẽ, bằng chứng nào? Theo tác giả, cái đẹp nhất ở nhân vật là gì? Em có đồng ý với điều đó không? Câu 10: Trong văn bản, tác giả cũng đặt ra vấn đề “nên trừng phạt kẻ thù như thế nào?". Từ đó, em hãy thử nghĩ ra một cách kết thúc khác cho truyện Tấm Cám để giải quyết vấn đề đó. |