Nhân vật Đăm Săn được miêu tả trong văn bản thuộc kiểu nhân vật nào?Thế là, bà con xem, nhà Đăm Săn đông nghịt khách, tôi tớ chật ních cả nhà ngoài. Các khách tù trưởng đều từ phương xa đến. Còn Đăm Săn, bà con xem, chàng nằm trên võng, tóc thả trên sàn, hứng tóc chàng ở dưới đất là một cái nong hoa. Chàng mở tiệc ăn uống linh đình, thịt lợn thịt trâu ăn không ngớt, thịt lợn ăn đến cháy đen hết ống le, thịt dê ăn đến cháy đen hết ống lồ ô, tiết bò tiết trâu đọng đen khắp sàn hiên, dây cồng dây chiêng giăng như mạng nhện, chỉ vàng chỉ đỏ như hoa dăm piết. Cảnh đó thời ông bác, ông cậu xưa kia làm gì có! Bà con xem, Đăm Săn uống không biết say, ăn không biết no, chuyện trò không biết chán. […] Rõ ràng là tù trưởng Đăm Săn đang giàu lên, chiêng lắm la nhiều. Rõ ràng là Đăm Săn có chiêng đống voi bầy, có bè bạn như nêm, như xếp. Làm sao mà có được một tù trưởng, đầu đội khăn nhiễu, vai mang nải hoa, đánh đâu đập tan đó, vây đâu phá nát đó như chàng? Vì vậy, danh vang đến thần, tiếng lừng khắp núi, đông tây đâu đâu cũng nghe danh tiếng Đăm Săn. Từ khắp mọi miền, người ta khiêng rượu, khiêng lợn đến. Cả miền Ê-đê Ê-ga ai ai cũng ca ngợi Đăm Săn là một trang dũng tướng chắc chết mười mươi vẫn không lùi bước. Ngực quấn chéo một tấm mền chiến, tai đeo nụ, sát bên mình nghênh ngang đủ giáo gươm, đôi mắt linh lợi như mắt chim ghếch ăn hoa tre, chàng Đăm Săn hiện ra là một trang tù trưởng mới giàu lên, đang tràn đầy sức trai, tiếng tăm lừng lẫy. Bắp chân chàng to bằng cây xà ngang, bắp đùi chàng to bằng ống bễ, sức chàng ngang sức voi đực, hơi thở chàng ầm ầm tựa sấm dậy, chàng nằm sấp thì gãy rầm sàn, chàng nằm ngửa thì gãy xà dọc. Đăm Săn vốn đã ngang tàng từ trong bụng mẹ. (Trích Đăm Săn – Sử thi Ê-đê) Câu 1. Theo bạn, ở văn bản trên, dấu […] có ý nghĩa gì? *A. Đánh dấu cho thành phần chêm xen B. Đánh dấu cho thành phần cước chú C. Đánh dấu cho thành phần bị tỉnh lược D. Đánh dấu cho thành phần phụ chú Câu 2. Nhân vật Đăm Săn được miêu tả trong văn bản thuộc kiểu nhân vật nào? *A. Nhân vật thần linh B. Nhân vật người anh hùng C. Nhân vật quần chúng D. Nhân vật hung thần Câu 3. Văn bản trên sử dụng điểm nhìn trần thuật ở ngôi thứ mấy ? *A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai C. Ngôi thứ ba D. Đáp án A và B Câu 4. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong những câu văn sau: “Bắp chân chàng to bằng cây xà ngang, bắp đùi chàng to bằng ống bễ, sức chàng ngang sức voi đực, hơi thở chàng ầm ầm tựa sấm dậy” ? *A. Nhân hóa B. Phóng đại C. So sánh D. B và C Câu 5. Theo bạn, ở văn bản trên, người kể chuyện thể hiện thái độ gì đối với nhân vật Đăm Săn? *A. Thái độ ca ngợi, tự hào B. Thái độ yêu thương, quan tâm C. Thái độ miệt thị, coi thường D. Không thể hiện thái độ Câu 6. Phát biểu nào sau đây nói đúng về đặc điểm của không gian nghệ thuật trong văn bản trên ? *A. Không gian hoang sơ, gắn với sự tạo lập trời đất B. Không gian vũ trụ C. Không gian rộng lớn, gắn với sinh hoạt cộng đồng D. Không gian phiêu lưu của người anh hùng Câu 7. Phát biểu nào sau đây nói đúng về chủ đề của văn bản? *A. Ca ngợi Đăm Săn và sự giàu có của cộng đồng Đăm Săn B. Ca ngợi vẻ đẹp thể chất, tài năng và danh tiếng lừng lẫy của Đăm Săn C. Ca ngợi Đăm Săn và lễ hội ăn mừng chiến thắng D. Ca ngợi danh tiếng lừng lẫy của Đăm Săn Câu 8. Theo bạn, cụm từ “bà con xem” được lặp lại nhiều lần trong văn bản có tác dụng gì? *Câu trả lời của bạn Câu 9. Theo bạn, yếu tố khoa trương, cường điệu trong lời người kể chuyện có tác dụng gì? *Câu trả lời của bạn Câu 10. Viết đoạn văn khoảng 5 – 7 dòng phân tích một vẻ đẹp của nhân vật Đăm Săn được miêu tả trong văn bản. *Câu trả lời của bạn
|